Chất lượng nguồn nhân lực là gì? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực

16349

Một doanh nghiệp vững mạnh hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực. Chất lượng nhân lực càng tốt, doanh nghiệp càng phát triển và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Vậy chất lượng nguồn lao động là gì? Tiêu chí nào đánh giá chất lượng đó? Tham khảo bài viết dưới đây của tuyendung.topcv.vn để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Chất lượng nguồn nhân lực là gì? 

Muốn hiểu rõ khái niệm chất lượng nguồn nhân lực, trước tiên phải hiểu rằng: nhân lực là nguồn lực xuất phát từ chính mỗi cá nhân, bao gồm thể lực và trí lực. Khi nhân lực đủ lớn sẽ đáp ứng được các điều kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất. 

Chất lượng nguồn nhân lực là tất cả những đặc trưng phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan đến hoạt động sản xuất và phát triển con người. Chất lượng nhân lực càng cao thì năng suất lao động càng tăng. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý nhân lực là gì? Quy trình quản lý nguồn nhân lực

Chat-luong-nguon-nhan-luc-la-gi
Chất lượng nguồn nhân lực là gì?

Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực là gì?

Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên 3 tiêu trí: Thể lực, trí lực và tâm lực. Cụ thể:

Thể lực

Điều này được thể hiện ở sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người lao động. Nhân lực được đánh giá thể lực tốt có những đặc điểm như nhanh nhẹn, tháo vác, bền chắc, dẻo dai. Phân loại tình trạng sức khỏe gồm 3 loại: 

Nếu tỷ lệ sức khỏe nhân sự có loại I chiếm tỉ trọng lớn và tăng qua các năm và tỷ lệ sức khỏe loại II và III thấp, có xu hướng giả thì có thể khẳng định doanh nghiệp chất lượng thể lực tốt. Ngoài việc phân loại sức khỏe, chỉ số BMI cũng khá quan trọng để xác định được tình trạng nhân sự. 

Cuối cùng là độ tuổi người lao động. Ở mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe cũng khác nhau gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất công việc. 

  • Loại I: Khỏe
  • Loại II: Trung bình
  • Loại III: Yếu
Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: trí lực, tâm lực, thể lực

Trí lực

Đây là yếu tố thể hiện nhận thức, tư duy, là những thuộc tính về trí tuệ giúp con người nắm được tri thức. Trí lực không phải ngẫu nhiên có mà được hình thành và phát triển thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc. Trí lực được phân tích, nghiên cứu qua các yếu tố sau: 

  • Trình độ văn hóa: Năng lực về tri thức và kỹ năng liên quan đến tự nhiên, xã hội được cung ưng qua hệ thống giáo dục, qua bài học thực tiễn,….
  • Trình độ chuyên môn: Khả năng thực hành về chuyên môn nào đó có biểu hiện trình độ được đào tạo ở các cấp bậc. Đây là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá chất lượng nhân sự. 
  • Trình độ kỹ thuật: Được thể hiện qua số lao động được đào tạo và lao động phổ thông, số người có bằng kỹ thuật,…
  • Bên cạnh các yếu tố trên, nhiều doanh nghiệp còn đánh giá nhân sự dựa trên kỹ năng mềm như: kỹ năng sống, giao tiếp, làm việc nhóm,…. Các kỹ năng này giúp bổ trợ và hoàn thiện năng lực làm việc để người lao động nhạy bén hơn trong việc ứng biến các tình huống.

Tâm lực

Yếu tố này phản ánh nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống,…của người lao động. Tâm lực cao hay thấp được đánh giá dựa trên các yếu tố: Ý thức kỷ luật, tính tự giác, tác phong làm việc, khả năng giao tiếp, cách ứng xử,…. Tất cả những phẩm chất này nằm trong phạm trù đạo đức của con người, đóng vai trò quan trọng quyết định sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm: Vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp

Cải thiện chất lượng nhân lực bằng cách nào?

Làm thế nào để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực? 

Nhận thấy yếu tố con người có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn cố gắng tìm kiếm những cách để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Dưới đây là một vài phương pháp được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn.

  • Chú trọng công tác tuyển dụng: Quá trình này ảnh hưởng  trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp, nhà quản lý nên vạch ra chiến lược tuyển dụng phù hợp, hiệu quả nhất. 
  • Trọng dụng nhân tài: Có thể trong lúc phỏng vấn ứng viên không phù hợp với vị trí đang cần tìm nhưng lại rất hợp với một ví trí khác. Lúc này, nhà tuyển dụng nên thuyết phục để họ đồng ý ở lại làm việc trong vị trí phù hợp kia, tránh lọt nhân tài. 
  • Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân sự: Nhân viên trong doanh nghiệp cần được đào tạo về kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm thường xuyên để nâng cao trình độ, tiếp cận với những cái mới. 
  • Chú trọng đãi ngộ: Lương, thưởng và chế độ đãi ngộ là những yếu tố rất được nhân sự quan tâm. Khi được trả công xứng đáng và các chế độ phù hợp, người lao động sẽ yên tâm làm việc tốt hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp ngày càng bền vững. 
  • Ứng dụng công nghệ vào tuyển dụng: Viêc này sẽ hạn chế được lỗi con người, thậm chí giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả của hoạt động quản lý. 

Kết luận: Trên đây, tuyendung.topcv.vn đã cung cấp cho bạn các thông tin về tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cùng với phương pháp cải thiện. Hi vọng, các nhà quản lý sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của người lao động. Từ đó đưa ra những kế hoạch phát triển chất lượng nhân sự.