5 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự thời kỳ suy thoái kinh tế

4218

Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng với sự phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy những người làm công tác quản lý luôn muốn tìm cách nâng cao chất lượng nhân sự. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái, việc tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực trong bài viết dưới đây của chuyên mục Cẩm nang tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ phần nào khó khăn.

Nâng cao chất lượng nhân sự là gì?

Hoạt động nâng cao chất lượng nhân sự được hiểu là kế hoạch của doanh nghiệp đưa ra qua việc đầu tư về thời gian, chi phí nhằm nâng cao kỹ năng, trình độ, năng lực, kinh nghiệm cho đội ngũ nhân sự trong công ty.

Mục đích chính của hoạt động nâng cao chất lượng nhân sự là nhằm thu hút, giữ chân ứng viên ở lại với doanh nghiệp. Cũng có thể coi đây là một lời hứa doanh nghiệp đưa ra về những lợi ích ứng viên được hưởng khi trúng tuyển và làm việc.

Để đạt được hiệu quả cao, các giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự và tiêu chí đánh giá chất lượng nhân sự cần phù hợp với chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa cũng cần một giải pháp khoa học dựa trên nhu cầu, quan điểm của đội ngũ nhân viên đang làm việc và cả những ứng viên mà doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm từ bên ngoài.

Vì sao cần có giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự?

Trước đây, chế độ lương thưởng chính là yếu tố để thu hút nhân viên vào làm việc cho doanh nghiệp, cũng là động lực để họ gắn bó và đạt hiệu suất cao trong công việc. Thế nhưng tới nay, chỉ riêng tiền lương vẫn chưa đủ để thu hút và giữ chân nhân tài.

nang-cao-chat-luong-nhan-su-tuyendung.topcv.vn
Nâng cao chất lượng nhân sự là hoạt động cần thiết với mỗi doanh nghiệp

Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của sự suy thoái kinh tế, lao động trong nước cũng thay đổi mục tiêu khi tìm kiếm việc làm. Họ mong muốn nhiều thứ hơn trong công việc chứ không chỉ là tiền lương. Dù như vậy rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ vấn đề này và chưa có giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự cũng như phúc lợi cho người lao động một cách thích hợp.

Theo tờ Lattice.com, tính đến tháng 3/2021 tỷ lệ tuyển dụng đang ở mức thấp nhất: hơn 60% doanh nghiệp của đất nước này đang gặp rắc rối bởi tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao. Nhiều doanh nghiệp muốn thu hút ứng viên bằng cách tăng lương, do đó thời điểm này mức lương ở Anh tăng cao nhất tính từ năm 1997 đến nay.

Trong cuộc khủng hoảng về nguồn nhân lực chất lượng cao, những doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó theo kịp mức lương mà các doanh nghiệp lớn đưa ra. Thế nhưng tiền lương chỉ là một vấn đề trong quá trình thu hút và giữ chân nhân tài. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần một quy trình tuyển dụng nhân sự đúng hướng, khoa học và hiệu quả. Với vai trò là doanh nghiệp tuyển dụng, những người làm công tác quản lý cần làm sao để tạo động lực, khuyến khích ứng viên ứng tuyển vào doanh nghiệp. Từ đó giúp giảm chi phí chi trả cho nhân viên mà vẫn giữ chân họ ở lại, gắn bó đồng hành cùng doanh nghiệp.

Các giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự cho doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái

Ở trên cương vị của nhà quản lý nhân sự, cần có chiến lược nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp với nhân viên của mình. Nhằm đạt hiệu quả tích cực, ngay từ khi nhân viên bắt đầu gắn bó với doanh nghiệp nên áp dụng ngay những chiến lược sau đây:

Tôn trọng yếu tố con người

Giá trị của mỗi nhân viên được đánh giá dựa trên bản thân ứng viên và ý kiến của nhà tuyển dụng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ nhân viên nhận được, sự ổn định trong công việc, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Tôn trọng quyền và cá nhân mỗi nhân viên trong doanh nghiệp

Cuộc khủng hoảng nguồn nhân lực diễn ra hiện nay là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các tiêu chuẩn đánh giá nguồn nhân lực trước đây cần được cải tiến cho phù hợp. Theo đó, nhà quản lý cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau đây:

 Kết nối sâu sắc với nhân viên

Sự kết nối từ lãnh đạo với nhân viên giúp họ cảm thấy bản thân được thấu hiểu, thông cảm tạo nên một môi trường làm việc thân thiện giữa nhân viên với nhau và giữa nhân viên với lãnh đạo.

Sắp xếp công việc linh hoạt

Những doanh nghiệp có thể giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống luôn được đánh giá cao. Ví dụ có thể sắp xếp giờ giấc làm việc linh hoạt cho nhân viên hoặc cho phép họ làm việc từ xa nếu điều kiện và năng lực cho phép.

Sắp xếp công việc linh hoạt tránh để nhân viên áp lực nặng nề

Trao quyền cho nhân viên

Doanh nghiệp có thể cho nhân viên những cơ hội để họ phát huy tài năng và thể hiện bản thân. Điều này bao gồm cả sự phát triển nghề nghiệp và sự cố gắng, nỗ lực trong công việc nhằm khẳng định bản thân mình.

Chế độ phúc lợi toàn diện

Tiến sĩ Jung Woo Han, Quyền chủ nhiệm cấp cao môn Quản trị nguồn nhân lực & Khởi nghiệp tại RMIT Việt Nam cho hay việc Better.com sa thải 900 nhân viên qua một cuộc họp trên Zoom. Hay trường hợp Twitter sa thải 3.700 nhân viên qua email là những ví dụ cho thấy quyết định nhân sự có thể làm mất lòng tin của nhân sự nội bộ. Đặc biệt cách mà Twitter biến phòng họp công ty thành phòng ngủ để nhân viên làm việc nhiều giờ là ví dụ về cách quản trị nhân lực gây hại tới sức khỏe cả về thể chất về tinh thần của nhân viên.

Doanh nghiệp cần cân nhắc việc theo đuổi các mục tiêu tài chính để duy trì phúc lợi cho đội ngũ nhân viên. Làm được như vậy chắc chắn sẽ thu được những thành tựu tích cực trong tương lai. 

 Tôn trọng quyền lợi của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp

Ngoài việc đưa ra chế độ lương thưởng hợp lý, những người làm công tác quản lý nhân sự còn cần quan tâm tới sức khỏe cho nhân viên, chế độ về ngày nghỉ hay những lợi ích khác như: bảo hiểm xã hội, du lịch,…. Ngoài ra, những người làm công tác quản lý nên có những cuộc nói chuyện cởi mở, thân thiện để tìm hiểu rõ hơn về tình hình của nhân viên và đưa ra những giải pháp phù hợp.

Ổn định tâm lý nhân viên

Đứng trước tình trạng nền kinh tế suy thoái, Thạc sĩ Phạm Thanh Hằng, giảng viên tại Đại học RMIT nhấn mạnh: cho dù nhân viên trụ được qua mùa sa thải họ vẫn có thể bị trầm cảm, lo âu hoặc mất niềm tin vào doanh nghiệp. Điều này làm giảm đáng kể năng suất lao động. Nhiều doanh nghiệp tập trung cắt giảm chi phí và chấp nhận tâm lý nhân viên bị ảnh hưởng.

Đưa ra những giải pháp ổn định tâm lý nhân viên thay vì gây áp lực

Cùng quan điểm, bà Evelyn Kwek Giám đốc điều hành Great Place to Work khu vực ASEAN cho hay: dựa vào những số liệu có được tại nước Mỹ cho thấy rằng nếu doanh nghiệp tập trung vào yếu tố con người và văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ  suy thoái không những có thể phát triển hơn mà còn làm tăng giá trị nguồn nhân lực và cổ phiếu của doanh nghiệp.

Bà nói thêm: không nên hủy hoại những thành quả tốt đẹp và niềm tin đã xây dựng được từ giai đoạn kinh doanh thuận lợi. Bởi việc thu hút, giữ chân và nuôi dưỡng nhân tài cần rất nhiều sự nỗ lực, đầu tư.

Gắn bó với mục tiêu chung của doanh nghiệp

Đây là một trong những việc làm khó nhưng nếu làm được sẽ có hiệu quả cao trong việc giữ chân nhân viên gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp. Hãy làm cho nhân viên của bạn cảm thấy họ cũng là một phần của doanh nghiệp, thúc đẩy trách nhiệm và vai trò của họ trong doanh nghiệp.

Gắn nhân viên với mỗi mục tiêu của doanh nghiệp

Với mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và quy mô doanh nghiệp, nhà quản lý cần có sự điều chỉnh các yếu tố này sao cho phù hợp với đội ngũ nhân sự cần thu hút. Ví dụ, nếu muốn hướng tới đối tượng là những ứng viên sắp ứng tuyển, doanh nghiệp cần làm nổi bật những cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc.

Đánh giá lại về chế độ đãi ngộ

Cho dù có nhiều ứng viên đánh giá cao văn hóa doanh nghiệp và sự linh hoạt trong công việc nhưng tiền lương vẫn mà một trong những mối quan tâm hàng đầu của họ. Thực tế cho thấy không ít nhân sự rời bỏ công việc hiện tại để chọn một đơn vị khác trả lương cao hơn.

Xem xét những mong muốn của nhân viên và điều chỉnh chế độ phù hợp để tạo động lực cho họ

Một cuộc khảo sát do tờ Lattice.com thực hiện cho thấy:

  • Lương cơ bản, lương hưu và tiền thưởng hằng năm là ba yếu tố quan trọng khi đánh giá mức thu nhập của nhân viên ở nước Anh.
  • Có tới 64% nhân viên mong muốn rằng, doanh nghiệp cần minh bạch hơn về cách thức trả tiền lương cho họ.
  • 36% nhân viên cho biết: nhà tuyển dụng cần làm nhiều việc hơn nữa để cho họ một chế độ công bằng.

Như vậy, nếu doanh nghiệp không đánh giá lại về chính sách tiền lương có thể khiến cả những ứng viên tiềm năng và nhân viên hiện tại của doanh nghiệp đều từ bỏ họ. Tuy nhiên, việc tăng lương không hề đơn giản với nhiều đơn vị, nhất là những công ty vừa và nhỏ. Hơn nữa hậu quả của tình trạng lạm phát cũng là một khó khăn khiến doanh nghiệp khó mà đáp ứng tất cả những yêu cầu từ nhân viên.

Hoạch định những chiến lược cụ thể nhằm đối phó với khó khăn

Trong trường hợp đó, doanh nghiệp có thể đưa ra một số chính sách khen thưởng mang đến lợi ích cho nhân viên ngoài mức lương cơ bản. Có thể thưởng thêm cho những nhân viên đạt thành tích xuất sắc hoặc hỗ trợ cho họ thêm về chi phí đi lại, chi phí cho việc khám sức khỏe,…

Chú trọng tới quy trình tuyển dụng

Bên cạnh các giải pháp trên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài trong thời buổi kinh tế suy thoái như hiện nay, doanh nghiệp cần chú trọng tới những bước đầu tiên của quy trình tuyển dụng.

Muốn tìm được những ứng viên tài năng, giàu kinh nghiệm cần có sự đánh giá kỹ lưỡng, đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể cho ứng viên. Đồng thời đặt ra mục tiêu cụ thể tránh việc tuyển dụng đại trà, cần sàng lọc hồ sơ ứng viên cẩn thận nhằm tìm ra những nhân sự phù hợp nhất với văn hóa doanh nghiệp.

Cần đặc biệt chú trọng tới quy trình tuyển dụng để lựa chọn nhân sự phù hợp

Để dễ dàng tiếp cận với những ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các trang web tuyển dụng chất lượng, uy tín như: tuyendung.topcv.vn. Đây cũng là lựa chọn tin cậy của hơn 350.000 doanh nghiệp Việt hiện nay.

TopCV cho phép nhà tuyển dụng đăng tin tuyển dụng không giới hạn, giao diện thân thiện với người dùng, các thao tác rất đơn giản, nhanh chóng. Quan trọng là doanh nghiệp có thể tiếp cận với hơn 5.500.000 hồ sơ ứng viên với hơn 60% trong số này đã có trên 2 năm kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. 

Nâng cao chất lượng nhân sự hiệu quả mang tới đội ngũ nhân viên tài năng

Nhờ ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo AI trong tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng tiếp cận với những ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu tuyển dụng. Từ đó giúp HR nhanh chóng tìm kiếm được những ứng viên phù hợp, nâng cao hiệu quả của quá trình tuyển dụng.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp doanh nghiệp có thêm những giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự phù hợp nhằm ổn định nhân sự, phát triển doanh nghiệp.