Khám phá 10 bước lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự

12967

Kế hoạch tuyển dụng nhân sự không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được nhân viên cho những vị trí còn thiếu mà quan trọng hơn, làm thế nào để tìm được nhân sự giỏi và phù hợp nhất với vị trí đó. Để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho công tác tuyển dụng doanh nghiệp cần lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự chi tiết và tỉ mỉ. Vậy làm sao để đưa ra một kế hoạch hoàn hảo nhất? Cần lưu ý điều gì khi lập kế hoạch tuyển dụng? Bài viết dưới đây tuyendung.topcv.vn giúp các bạn giải đáp rõ hơn về vấn đề này.

Kế hoạch tuyển dụng nhân sự là gì?

Kế hoạch tuyển dụng nhân sự là hoạt động tìm, chiêu mộ nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hơn nữa nhân viên mới cũng cần phù hợp với môi trường văn hóa của doanh nghiệp. Hiểu rộng hơn kế hoạch tuyển dụng gồm các khía cạnh liên quan như: xác định budget, thời gian tuyển dụng đồng thời quản lý và theo dõi hiệu quả của quy trình tuyển dụng.

Cách lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự thành công

Có một điều không thể phủ nhận là việc lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự cụ thể sẽ giúp quá trình này đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp lớn gặp thất bại ở những bước đầu tiên này.

Cần lập kế hoạch tỉ mỉ dựa trên  nhiều yếu tố

Nhằm giúp nhà tuyển dụng và doanh nghiệp định hướng tốt hơn, từ đó đưa ra các chiến lược tổng quan tuyendung.topcv.vn đưa ra 11 bước giúp bạn lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự thành công. Cụ thể đó là:

Xác định nhu cầu tuyển dụng

Việc làm trước tiên khi lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự đó là xác định nhu cầu tuyển dụng cũng như những vị trí đang còn thiếu của doanh nghiệp. Muốn thực hiện chính xác bước này doanh nghiệp cần tìm hiểu xem khả năng phát triển của mình ra sao và những chiến lược trong tương lai. Hơn nữa cần tính toán được một số chỉ số quan trọng như: tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, khả năng thăng tiến trong công việc, chính sách lương thưởng cho nhân viên,… Các yếu tố này có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển dụng của doanh nghiệp.

Thảo luận và xác định rõ nhu cầu tuyển dụng

Đặc biệt cần xác định xem phòng ban, các vị trí nào cần bổ sung thêm nhân lực, vì sao cần bổ sung? Dự án nào doanh nghiệp phải triển khai trong thời gian sắp tới? Nhân lực hiện tại đang bị thiếu hụt kỹ năng gì? Để biết doanh nghiệp đang cần tìm kiếm điều gì doanh nghiệp cần có tầm nhìn rộng mở.

>>> Xem thêm: 10 bước trong quy trình tuyển dụng nhân sự mà bạn cần biết

Lập kế hoạch và lịch tuyển dụng nhân sự

Bước tiếp theo doanh nghiệp cần đưa ra các số liệu, phân tích về tình hình thực tiễn, tính toán cụ thể xem mỗi phòng ban cần bao nhiêu nhân lực mới và khi nào cần đến số nhân viên đó.

Quy trình tuyển dụng không thể chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai do đó bạn cần lên kế hoạch chi tiết. Ví dụ: bạn cần tuyển vị trí nhân sự bắt buộc có từ tháng 3/2020 bạn cần phải lên kế hoạch bổ sung nhân lực từ trước đó khoảng 3 tháng.

Với kế hoạch hoàn chỉnh bạn có thể xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp trong cả một năm, nắm được số lượng của các phòng ban tương ứng với thời gian triển khai chi tiết.  

Dùng các công cụ hỗ trợ

Khi đã lên được lịch tuyển dụng cho cả một năm bạn cần tìm ra một giải pháp tuyển dụng tối ưu để hỗ trợ quá trình tuyển dụng. Để tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn tìm được ứng viên tiềm năng, chất lượng cho vị trí tuyển dụng, hiện nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn các nền tảng đăng tin tuyển dụng như TopCV.

Nền tảng công nghệ ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo AI và Recruitment Marketing được đánh giá là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp giải quyết cùng lúc những vấn đề khó khăn của quy trình tuyển dụng như: tạo nguồn CV, sàng lọc hồ sơ ứng viên, đánh giá ứng viên và đo lường hiệu quả tuyển dụng.

Dùng các công cụ hỗ trợ để chọn đúng ứng viên chất lượng

Với các thao tác đăng ký và sử dụng đơn giản, các thành viên trong hội đồng tuyển dụng của doanh nghiệp đều có thể dùng được nền tảng đăng tin này. Hơn nữa ngoài những tính năng trên, khi đăng tin trên nền tảng của TopCV, đặc biệt là bản cập nhật Smart Recruitment Platform còn có thêm tính năng nổi bật. 

Trong đó Toppy AI có thể phân tích thói quen, yêu cầu, hành vi của ứng viên và nhà tuyển dụng, hơn nữa khai thác tối đa lượng dữ liệu lớn của TopCV qua đó đưa ra những đề xuất, phán đoán để quy trình tuyển dụng hiệu quả hơn, kết nối đúng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp với những ứng viên phù hợp.

>>> Xem thêm: Top 10 phương pháp tuyển dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Xác định kỹ năng, yêu cầu với vị trí tuyển dụng

Ngoài ra nhà tuyển dụng cũng cần xác định xem những phẩm chất và kỹ năng nào bạn muốn ứng viên đáp ứng được để trúng tuyển? Công việc cụ thể của họ là gì? Mục tiêu cũng như kết quả mà bạn muốn nhân viên mới thực hiện? Đó là những thông tin bạn cần xác định rõ để tuyển được đúng người, đúng việc.

Khi lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự đến bước này bạn nên tham vấn ý kiến của trưởng bộ phận vị trí đang cần tuyển. Ví dụ nếu cần tuyển nhân viên Marketing bạn cần hỏi ý kiến trưởng phòng Marketing để đưa ra những phẩm chất, kỹ năng phù hợp với ứng viên.

Hành động này không chỉ giúp quan hệ của hai phòng ban tốt hơn mà còn giảm thời gian tuyển dụng không cần thiết, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng.

Xác định kỹ năng, yêu cầu với vị trí tuyển dụng

Tính toán chi phí cho kế hoạch tuyển dụng

Bạn có thể dựa vào số tiền năm ngoái đã chi ra cho hoạt động tuyển dụng để ước tính chi phí khi tuyển dụng nhân sự năm nay. Dưới đây là một vài khoản chi bạn cần bỏ ra cho quá trình tuyển dụng nhân sự:

  • Quảng cáo trên mạng xã hội
  • Chi phí cho nền tảng tuyển dụng  
  • Chi phí xây dựng thương hiệu tuyển dụng
  • Chi phí cho bộ phận nhân sự
  • Chi phí tham gia, tổ chức ngày hội tuyển dụng
  • Và một số khoản chi khác
  • Đưa ra bản mô tả công việc hấp dẫn
  • Để thu hút ứng viên tiềm năng, chất lượng, doanh nghiệp hãy xây dựng bản mô tả công việc

Xây dựng bản mô tả công việc hấp dẫn

Để thu hút những ứng viên tốt nhất, các doanh nghiệp nên xây dựng một bản mô tả công việc thật cuốn hút. Đừng chỉ liệt kê hàng loạt những yêu cầu hay kỳ vọng của nhà tuyển dụng với vị trí công việc; bạn nên nhấn mạnh cả những điều ứng viên có thể nhận được. Hơn nữa cũng nên giới thiệu qua về tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp để ứng viên nắm được rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp

Có kế hoạch tuyển dụng rõ ràng

Sau khi có bản mô tả công việc hấp dẫn, nhà tuyển dụng cần có quy trình tuyển dụng chi tiết để phân loại, lựa chọn những ứng viên phù hợp. Tất nhiên để có được quy trình phù hợp với tất cả mọi người là không thể nhưng nhà tuyển dụng nên áp dụng nhiều cách khác nhau để tiếp cận ứng viên. Bằng nhiều cách bạn cũng nên đưa ra những thử thách hoặc câu hỏi để bộc lộ tính cách của mỗi ứng viên.

Xác thực thông tin ứng viên

Khi đã chọn được ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng bạn cũng nên kiểm tra lại hồ sơ ứng viên. Bước này không quá quan trọng nhưng nếu bỏ qua hoặc chỉ cần sai sót một chút bạn có thể khiến doanh nghiệp gặp phải rắc rối pháp lý không đáng.

Xác định thông tin ứng viên rõ ràng, cụ thể

Hơn nữa kiểm tra thông tin ứng viên cũng giúp doanh nghiệp xác định họ có đang nói dối không. Không ít trường hợp để được nhận vào làm tại các doanh nghiệp lớn, ứng viên đã thổi phồng lý lịch của mình và mong sẽ không có ai xác minh thông tin. Cần phải nhớ rằng một khi có thể nói dối trót lọt ứng viên rất có thể sẽ có những lần sau nữa.  

Đưa ra đàm phán tốt với ứng viên

Phải làm sao để đàm phán tốt với ứng viên trúng tuyển là công việc không hề đơn giản đòi hỏi nhà tuyển dụng phải có kỹ năng đàm phán tốt. Để đảm bảo bước này diễn ra hiệu quả bạn cần tham khảo quy trình sau:

Trước tiên hãy chủ động email hoặc gọi điện cho ứng viên để đưa ra lương khởi điểm. Nếu nhận được sự đồng ý của ứng viên bạn cũng phải hợp lý hóa bằng văn bản. Thực tế cho thấy nếu như 9 trên 10 offer bạn đưa ra cho ứng viên đều được họ đồng ý thì chứng tỏ bạn đang đi đúng hướng.

Làm gì sau khi ứng viên đồng ý gia nhập?

Đây liệu có phải bước cuối cùng của quy trình tuyển dụng? Câu trả lời là không nhé do đó bạn cần định hình xem mình cần thực hiện điều gì để giúp nhân viên có thể hòa nhập vào môi trường và văn hóa doanh nghiệp.

Có thể là một phần quà nhỏ chào mừng nhân viên mới hoặc giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp, làm quen với đồng nghiệp? Sự giúp đỡ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên cũ? Tất cả những điều này đều rất cần thiết để giúp nhân viên mới mau chóng bắt kịp với công việc.

Học hỏi từ những kinh nghiệm rút ra

Để lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả bạn cần rút ra những bài học từ chính thực tế. Bạn nhận thấy điều gì từ chương trình tuyển dụng? Cần phải cải thiện vấn đề nào không? Bạn có thể sử dụng một vài công cụ hỗ trợ để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá, rút kinh nghiệm.

Tổng kết lại vấn đề

Bản kế hoạch tuyển dụng nhân sự hoàn chỉnh sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp. Nó sẽ ngốn của bạn nhiều thời gian, công sức thế nhưng hiệu quả thu về chắc chắn xứng đáng.  

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của tuyendung.topcv.vn có thể giúp các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp định hình được vai trò của việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Đừng làm việc theo cảm tính và cũng đừng có suy nghĩ rằng chỉ cần bạn cần người, đăng tuyển rồi phỏng vấn là xong. Đó là cả một quy trình phức tạp đòi hỏi phải lên kế hoạch tỉ mỉ, bài bản mới có thể mang về hiệu quả cao và giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro lãng phí về chi phí, thời gian. Chúc doanh nghiệp của bạn sẽ tìm được những ứng viên chất lượng nhờ việc lập kế hoạch tuyển dụng khoa học, hợp lý!