5 bước nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo

7867
5 bước nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo

Cảm xúc của con người được chia theo đặc điểm bao gồm tích cực, tiêu cực và rối loạn cảm xúc. Mỗi tình huống sẽ khiến cho một loại cảm xúc được nảy sinh và không phải loại cảm xúc nào cũng phù hợp để bộc lộ tại môi trường làm việc, đặc biệt là đối với người lãnh đạo. Vậy kỹ năng quản lý cảm xúc của nhà lãnh đạo là gì và các dấu hiệu để nhận biết và quản lý cảm xúc hiệu quả bao gồm những gì? Hãy cũng Blog Tuyển Dụng khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Thế nào là kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo?

Đối với người lãnh đạo, kỹ năng quản lý cảm xúc là sự nhận biết và chủ động điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác trong môi trường làm việc. Trong quá trình lãnh đạo và giao tiếp trong công việc, người lãnh đạo cần có khả năng tự quản lý và tự kiểm soát cảm xúc cá nhân. 

Kỹ năng tự quản lý cảm xúc của người lãnh đạo bao gồm kỹ năng xã hội, khả năng tự nhận thức và đánh giá, khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, thấu hiểu, đồng cảm và sẵn sàng tạo động lực cho người xung quanh.

>>>Xem thêm: Kỹ năng phản hồi là gì? Nghệ thuật trao và nhận Feedback hiệu quả

Kỹ năng quản lý cảm xúc bao gồm rất nhiều yếu tố
Kỹ năng quản lý cảm xúc bao gồm rất nhiều yếu tố

Dấu hiệu nhận biết kỹ năng quản lý cảm xúc kém

Kỹ năng quản lý cảm xúc kém ảnh hưởng rất lớn tại chất lượng công việc và xây dựng các mối quan hệ xung quanh. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo cần chủ động nhận thức để tự đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân nhằm mục đích tự điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp. Dưới đây là một vài dấu hiệu cơ bản để bạn nhận biết kỹ năng quản lý cảm xúc kém:

  • Bạn có thường xuyên cảm thấy căng thẳng, tiêu cực khi tham gia vào các buổi trò chuyện?
  • Dự án, công việc không diễn ra đúng như kế hoạch và bạn lựa chọn liên tục đổ lỗi cho người khác?
  • Bạn là người dễ bộc phát cảm xúc cá nhân?

Hãy trung thực trả lời các câu hỏi trên và nếu câu trả lời là có, điều bạn cần làm bây giờ là trau dồi thêm kỹ năng xã hội và ứng dụng trong cuộc sống thường ngày và cả môi trường làm việc. Hiểu và thực hành sự đồng cảm cũng là một biện pháp để điều chỉnh hành vi tốt hơn.

Kỹ năng quản lý cảm xúc kém ảnh hưởng chất lượng công việc

Tại sao nhà lãnh đạo cần quản lý cảm xúc

Nhà lãnh đạo với kỹ năng quản lý cảm xúc tốt sẽ nhận được những giá trị như:

  • Tạo sự ổn định và an yên cho chính bản thân và người xung quanh: Cảm xúc ổn định của nhà lãnh đạo sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc ổn định và tích cực cho đội ngũ nhân viên. Nhân viên sẽ cảm thấy an tâm và thật sự tự tin trong công việc cùng tinh thần và sự liên kết, ăn khớp trong quá trình làm việc sẽ đẩy hiệu suất làm việc lên cao.
  • Truyền cảm hứng tích cực: Một nhà lãnh đạo có khả năng quản lý cảm xúc có thể truyền cảm hứng và động viên nhân viên. Sự hưởng ứng, đồng thuận và cam kết cao từ các nhân viên và mọi người trong nhóm sẽ giúp nhà lãnh đạo đạt được sự hợp tác và kết nối trong quá trình làm việc chặt chẽ và hiệu quả hơn.
  • Giải quyết xung đột: Thực hành kỹ năng quản lý cảm xúc tốt giúp người lãnh đạo phát triển các phương pháp và kỹ thuật để xử lý linh hoạt và nhanh nhạy trong các tình huống căng thẳng và xung đột. Nhờ đó, nhà lãnh đạo có cơ hội xử lý xung đột một cách mềm mỏng mà không ảnh hưởng đến lợi ích chung.
  • Xây dựng quan hệ gắn bó, thân thiết: Mối quan hệ tốt với nhân viên và đồng nghiệp được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo có khả năng quản lý cảm xúc tốt. Điều này sẽ tạo nên môi trường làm việc văn minh, hỗ trợ và đồng lòng.

>>>Xem thêm: 10 kỹ năng quản lý nhân sự | Bí quyết trở thành quản lý thành công

Nhà lãnh đạo quản lý cảm xúc tốt giúp xây dựng môi trường làm việc tích cực

5 đặc điểm của kỹ năng quản lý cảm xúc

Nhà lãnh đạo có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt thường sở hữu 5 đặc điểm sau đây;

Tự điều chỉnh

Kỹ năng quản lý cảm xúc kém có thể dẫn tới những sự bùng phát tiêu cực trong cảm xúc. Là người quản lý, là lãnh đạo, bạn cần nhận thức được rằng khi bản thân bình tĩnh, những đồng nghiệp, nhân viên xung quanh sẽ có sự yên tâm và động lực thoải mái để làm việc tích cực bởi. Nhà lãnh đạo cần duy trì và điều chỉnh cảm xúc tích cực vì gìn giữ sự liên kết trong quá trình làm việc là trách nhiệm của nhà lãnh đạo. Phản ứng bình tĩnh, tinh tế trước áp lực, tình huống bất ngờ sẽ góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.

Tự nhận thức

Với những nhà lãnh đạo, sự trung thực và mạnh dạn thừa nhận cái tôi của bản thân và nhận thức cả điểm mạnh, yếu của mình là vô cùng cần thiết. Bạn cần nhận ra rằng cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào để kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.

Nhà lãnh đạo cần tự nhận thức được về cảm xúc bản thân

Động lực bên trong

Bên cạnh kỉ luật, động lực bên trong giúp cho công việc được hoàn thành hiệu quả với tinh thần của người thực hiện vô cùng thoải mái. Nhà lãnh đạo biết quản lý cảm xúc sẽ hiểu được nhân viên và đồng nghiệp đang tập trung vào điều gì. Từ đó, nhà lãnh đạo sẽ tận dụng điều đó để phát triển và thúc đẩy động lực làm việc bên trong của họ.

Quản lý mối quan hệ

Quản lý mối quan hệ là quản lý khả năng gây ảnh hưởng, huấn luyện và cố vấn đồng thời cả giải quyết xung đột. Nhà lãnh đạo cần có sự giải quyết đúng đắn các vấn đề khi chúng phát sinh để tránh xung đột không đáng có trong tương lai. Những cuộc trò chuyện tôn trọng, cởi mở giúp giữ cho nhóm luôn hài hòa, tinh thần hợp tác cao. Sự đối xử tôn trọng giữa sếp và nhân viên ở mọi cấp độ là yếu tố vô cùng cần thiết trong công việc.

Sự đồng cảm

Sự mệt mỏi, tiếng thở dài của nhân viên, sự thờ ơ của nhân viên với công việc,… là những dấu hiệu cần sự quan tâm của người lãnh đạo. Một người lãnh đạo tốt sẽ biết cách nắm bắt và xoa dịu những cảm xúc tiêu cực này. Khả năng đồng cảm còn giúp bạn phát triển nhân sự trong nhóm, nhanh nhạy trong đưa ra quyết định và quản trị nhân sự. 

Sự đồng cảm của người lãnh đạo giúp nhân viên cảm thấy dễ chịu

Bí quyết quản lý cảm xúc hiệu quả

Để có thể quản lý cảm xúc hiệu quả, bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật dưới đây để luyện tập và nuôi dưỡng cảm xúc của người lãnh đạo bao gồm: 

Tự nhận thức và tự quản lý

Trước khi muốn quản lý cảm xúc tốt, nhà lãnh đạo cần nhận thức và hiểu về cảm xúc của bản thân để dễ dàng điều chỉnh và xử lý. Nắm rõ về nguyên nhân, tác động của cảm xúc tới hành vi và quyết định giúp bạn tránh được những phản ứng sai sót, tiêu cực và đưa ra những quyết định tỉnh táo, đúng đắn.

Điều chỉnh hành động của cơ thể

Chú ý quan sát các tín hiệu cảm xúc của cơ thể và điều chỉnh nó thông qua việc tập trung hít thở sâu trong thời gian ngắn, lấy sự bình tĩnh, tránh vội vàng hoặc điều chỉnh tư thế khiến cơ thể dễ chịu, thoải mái. Đây là một kỹ thuật nhỏ để giúp bạn điều hòa cảm xúc, dễ dàng lấy lại sự tự tin trong quá trình giao tiếp và chọn lọc thông điệp cảm xúc tích cực để gửi đi.

Tập hít thở sâu giúp quản lý cảm xúc tốt

Phát triển khả năng tự đồng cảm

Là một nhà lãnh đạo, việc đặt mình vào vị trí của người xung quanh là một kỹ năng cần thiết. Bạn cần thấu hiểu, cần cảm nhận để biết được đối phương nghĩ gì, cảm thấy gì trong trường hợp đó và lựa chọn đưa ra thái độ, hành vi ứng xử tinh tế, phù hợp. Liên tục quan sát và đặt mình vào vị trí người khác. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều suy ngẫm, trải nghiệm và hiểu được từng câu chuyện, từng tình huống và đưa ra được những ứng xử phù hợp.

Đào tạo và phát triển

Tham gia vào các khóa học và đầu tư vào cuộc gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia là một trong những cách giúp nhà lãnh đạo phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc. Các khóa học về quản lý cảm xúc và ứng dụng quản lý cảm xúc trong công việc sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân, kết quả và giải pháp tương ứng để ứng xử linh hoạt trong từng trường hợp.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực 

Một nhà lãnh đạo với tinh thần lắng nghe tích cực, chân thành và dẫn dắt nhanh nhạy sẽ tạo nên một môi trường làm việc với đầy lòng trung thành và sự tôn trọng từ người xung quanh. Nhà lãnh đạo với kỹ năng quản lý cảm xúc tốt sẽ chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với người xung quanh, chủ động tạo ra cơ hội để kết nối mọi người, xây dựng môi trường làm việc tích cực. Từ đó, nhà lãnh đạo có cơ hội tiếp xúc với nhiều cảm xúc tích cực, dễ để quản lý cảm xúc hơn.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực giúp dễ dàng quản lý cảm xúc

Năng lực chuyên môn cao cần song hành với khả năng giao tiếp, đối nhân xử thế nhanh nhạy, linh hoạt, tinh tế là những yếu tố cần và đủ giúp nhà lãnh đạo phát triển trong công việc. Chính vì vậy, một nhà lãnh đạo không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn cần có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt để xây dựng đội nhóm tốt, đoàn kết, tinh thần hợp tác cao và môi trường làm việc tích cực.

Doanh nghiệp có mong muốn tuyển nhân sự ở các cấp quản lý tài năng và biết quản lý cảm xúc, hãy truy cập ngay vào nền tảng đăng tin tuyển dụngTuyendung.topcv.vn. Là một trong những nền tảng tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam và đang “kết nối” với hơn 7 triệu ứng viên cùng gần 200.000+ doanh nghiệp đa dạng ngành nghề trên toàn quốc. Công nghệ trí tuệ nhân tạo và Big Data của TOPCV hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và tuyển dụng được nhân sự phù hợp một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.

>>>Xem thêm: DISC là gì? Ứng dụng DISC trong quản lý nguồn nhân lực tổ chức