Top 5 nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả mà HR nào cũng cần phải biết

4552
nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả

Tuyển được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh tốt hơn, có lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Thế nhưng cũng không ít trường hợp HR tuyển dụng sai người hoặc tốn quá nhiều chi phí mà không hiệu quả. Vậy nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng TopCV để có thêm những thông tin hữu ích nhé.

Tuyển dụng không hiệu quả  là thế nào?

Sau mỗi đợt tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ phân tích, đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng nhân sự. Kết quả được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí, nếu tuyển dụng không hiệu quả sẽ phát sinh các vấn đề sau:

  • Mất nhiều thời gian để tuyển dụng đủ người
  • Chi phí tuyển dụng quá cao
  • JD không tiếp cận được nhiều ứng viên, CV nhận được quá ít
  • Số lượng nhân viên thử việc đạt chuẩn còn thấp
  • Nhân viên mới không thích nghi được với văn hóa, môi trường làm việc, hiệu suất công việc kém.

Việc tuyển dụng không hiệu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.

Có nhiều nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả
Có nhiều nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả

Nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả

Để tuyển dụng nhân sự hiệu quả, bộ phận tuyển dụng cần đánh giá đúng vấn đề, đưa ra giải pháp khắc phục, tìm đúng người, đúng vị trí. Một số nguyên nhân nhiều HR gặp phải đó là:

Coi trọng tốc độ và số lượng hơn chất lượng

Nhiều trường hợp doanh nghiệp đột nhiên thiếu hụt nhân sự và bộ phận HR phải nhanh chóng tuyển dụng cho đủ người. Áp lực từ đội ngũ quản lý khiến HR vội vàng khi lên kế hoạch tuyển dụng. Do đó khâu đánh giá năng lực, khả năng thích ứng môi trường của ứng viên không được coi trọng.

Muốn tuyển dụng hiệu quả, HR cần lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự hợp lý, đặc biệt chọn kênh đăng tin tuyển dụng để JD tiếp cận với nhiều ứng viên tiềm năng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt tin tưởng lựa chọn nền tảng đăng tin tuyển dụng tuyendung.topcv.vn. Tại đây doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hơn 5.500.000 ứng viên thuộc đủ mọi nhóm ngành nghề. Đặc biệt 60% trong số này đã có hơn 2 năm kinh nghiệm, sẵn sàng đảm nhận công việc.

Cần chọn những nguồn ứng viên chất lượng

Hơn nữa tuyendung.topcv.vn sử dụng trí tuệ nhân tạo Toppy AI trong quá trình tuyển dụng, phân tích nhu cầu của nhà tuyển dụng và ứng viên. Từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận với những ứng viên phù hợp, nâng cao hiệu quả tuyển dụng.

JD không thu hút

Bản mô tả công việc chung chung, không rõ ràng cho các vị trí, mức lương hay chế độ đãi ngộ kém, trình bày không khoa học,… đều khiến ứng viên bỏ qua, không ứng tuyển.

Khi ấy HR nên làm việc với các phòng ban liên quan, đưa ra nội dung chi tiết, cụ thể. Đặc biệt làm rõ các thông tin về năng lực ứng viên, lương thưởng, môi trường làm việc,.. Trình bày JD rõ ràng, chuyên nghiệp để thu hút ứng viên.

Chưa xây dựng thương hiệu

Thương hiệu của nhà tuyển dụng có vai trò quan trọng khi tuyển nhân viên. Tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp, thông tin không đầy đủ khi tương tác ứng viên sẽ đánh giá không tốt, làm giảm chất lượng thương hiệu.

Để khắc phục, doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra bộ quy tắc ứng xử với ứng viên chuyên nghiệp. Tối ưu quá trình tiếp nhận CV, trả lời kết quả tuyển dụng. Sử dụng các hình ảnh của doanh nghiệp phù hợp để ứng viên biết tới doanh nghiệp nhiều hơn.

Phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp, không kiểm tra tham chiếu

Điều này khiến HR dễ dàng bỏ lọt các nhân viên không đủ năng lực, chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy việc thẩm định năng lực thực sự, kỹ năng, bằng cấp của ứng viên không chính xác cũng bỏ qua.

Lựa chọn hình thức phỏng vấn đánh giá chính xác năng lực ứng viên

Để khắc phục, HR cần đưa ra bộ câu hỏi phỏng vấn toàn diện, chi tiết. Phỏng vấn là lúc mà cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều có thể tương tác với nhau. Bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn giúp HR chủ động khai thác năng lực ứng viên chính xác hơn.

Phương pháp đánh giá chưa phù hợp

Nếu chỉ trao đổi công việc chung chung, không tìm hiểu rõ về khả năng ứng viên, không kiểm tra năng lực, thái độ làm việc có thể gây tuyển dụng mang tính chủ quan. Không ít HR tuyển ứng viên dựa vào trực giác ban đầu mà không kiểm tra năng lực ứng viên. Sau này khi làm việc không đáp ứng nhu cầu, không phù hợp với vị trí và môi trường doanh nghiệp.

Vì thế ngoài phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên kết hợp các bài đánh giá năng lực để kiểm tra về kỹ năng mềm, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,… xem ứng viên có đáp ứng và phù hợp không.

Tuyển dụng không đúng người, đúng việc, tốn kém chi phí gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Hiểu rõ các nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả và đưa ra hướng khắc phục kịp thời sẽ giúp quy trình tuyển dụng nhân sự đạt được hiệu quả cao hơn, chiêu mộ được nhiều nhân tài cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.