Top 5 kiểu nhà tuyển dụng khiến ứng viên khó chịu và từ chối Offer

4127

Trong quy trình tuyển dụng nhân sự, HR có thể không thích ứng viên vì nhiều lý do, ngược lại ứng viên cũng có thể không hài lòng với nhà tuyển dụng và từ chối Offer. Để tránh đối mặt với tình huống khó xử này, hãy tham khảo ngay 5 kiểu nhà tuyển dụng khiến ứng viên khó chịu trong bài viết dưới đây trong chuyên mục cẩm nang tuyển dụng của tuyendung.topcv.vn nhé.

Ứng viên cần gì ở nhà tuyển dụng?

Mỗi ứng viên tiềm năng đều muốn được làm đúng ngành nghề, chuyên môn của mình, làm việc cho doanh nghiệp mình cảm thấy hứng thú và thích thú. Do đó ấn tượng của họ về công việc và doanh nghiệp thường là qua các buổi phỏng vấn trực tiếp.

Nhà tuyển dụng nên cư xử đúng mực với ứng viên
Nhà tuyển dụng nên cư xử đúng mực với ứng viên

Không ít nhà tuyển dụng cho rằng mình ở vị thế cao hơn, khi ứng viên cần việc làm thì sẽ cần tới họ hơn nên đôi khi có thái độ không đúng mực hoặc không tôn trọng nhân viên. Từ đó có thái độ cư xử không chuyên nghiệp và tạo nên ấn tượng xấu trong mắt ứng viên. 

Nhà tuyển dụng cần hiểu rằng ứng viên dù có trúng tuyển hay không họ vẫn cần nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao từ phía HR. Làm được điều này cũng giúp hình ảnh của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng trong mắt ứng viên được nâng cao.

>>>Xem thêm: Bật mí 3 lý do khiến nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ

5 Kiểu nhà tuyển dụng khiến ứng viên khó chịu

Có nhiều nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng trở nên thiếu chuyên nghiệp mà những ứng viên tiềm năng có thể sẽ từ chối bạn. Đó là 5 kiểu nhà tuyển dụng sau đây:

Nhà tuyển dụng trễ/sai hẹn

Những ứng viên chuyên nghiệp thường sẽ tới rất sớm vì muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi gặp đầu. Hơn nữa đây cũng là cách họ thể hiện sự tôn trọng của mình với nhà tuyển dụng. Thế nhưng nếu như HR trễ hẹn để ứng viên chờ quá lâu sẽ khiến ứng viên khó chịu và đặt ra rất nhiều nghi vấn trong đầu, bao gồm cả phong cách làm việc và văn hóa của doanh nghiệp.

Ứng viên cảm thấy khó chịu hơn nữa nếu như nhà tuyển dụng không đưa ra được lý do chính đáng. Chính vì vậy không ít người lựa chọn nói lời tạm biệt nhà tuyển dụng từ buổi phỏng vấn đầu tiên cho dù công ty có chính sách đãi ngộ tốt.

Đăng tuyển vị trí này nhưng phỏng vấn vị trí khác

Không ít doanh nghiệp vẫn thường diễn ra tình trạng này. Nguyên nhân là bởi doanh nghiệp tuyển được vị trí đăng tuyển rồi nhưng vẫn cần thêm nhân viên để lấp vào vị trí còn trống khác. Do đó không ít ứng viên cảm thấy mình đủ yêu cầu tuyển dụng nhưng khi phỏng vấn lại bị đòi hỏi thêm các kinh nghiệm, kỹ năng khác. Quan trọng hơn là mức lương chi trả cho vị trí phỏng vấn cũng không như ý.

Hãy phỏng vấn ứng viên đúng vị trí đăng tin tuyển dụng

Điều này không chỉ mất thời gian mà còn khiến ứng viên đánh giá thấp uy tín của doanh nghiệp và từ chối ngay.

Vi phạm nguyên tắc khi phỏng vấn

Có nghĩa là, trong buổi phỏng vấn, HR chỉ nên tập trung vào các câu hỏi kiểm tra trình độ, năng lực cho ứng viên. Không nên đưa ra những câu hỏi mang tính chất riêng tư về hoàn cảnh, đời sống của ứng viên.

Hơn nữa những đánh giá của HR mang tính định kiến về tôn giáo, xuất thân hay vùng miền của ứng viên đều là thiếu lịch sự. Từ đó khiến ứng viên không thoải mái, có ấn tượng tiêu cực về nhà tuyển dụng và vị trí ứng tuyển.

Tuyển dụng ứng viên theo ý kiến chủ quan

Ấn tượng đầu tiên của ứng viên với HR sẽ giúp buổi phỏng vấn thuận lợi hơn nhưng nó chưa thể là cơ sở để HR đánh giá ứng viên một cách chính xác. Nếu chỉ vì thiện cảm bởi học vấn, ngoại hình, tuổi tác của ứng viên mà tuyển dụng sẽ khiến HR trở thành người phân biệt đối xử, thiếu công bằng. Quan trọng hơn cả là chính vì sự cảm tính này bạn có thể bỏ lỡ những ứng viên tài năng thật sự.

Không hồi âm sau khi phỏng vấn

Kết thúc buổi phỏng vấn, không ít HR thường hẹn ứng viên rằng sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Thế nhưng thực tế cho thấy rằng không ít doanh nghiệp chỉ trả lời những ứng viên trúng tuyển mà bỏ qua những ứng viên chưa đủ tiêu chuẩn. Điều này khiến ứng viên chờ đợi mất thời gian và cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm, thiếu chuyên nghiệp từ HR với những ứng viên đã tham gia phỏng vấn.

Hồi âm rõ ràng cho ứng viên sau buổi phỏng vấn thể hiện sự tôn trọng

Quá trình tuyển dụng, để đạt được hiệu quả cao đồng thời tạo dựng, quảng bá hình ảnh một doanh nghiệp thân thiện, chuyên nghiệp với ứng viên. Bên cạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng, các nhà tuyển dụng cần có phương pháp tuyển dụng khoa học, hữu ích. Từ đó sàng lọc ứng viên một cách triệt để, việc lựa chọn sau đó cũng đơn giản, dễ dàng hơn. 

Một trong các kênh tuyển dụng uy tín, chất lượng được hơn 300.000 doanh nghiệp Việt tin tưởng và lựa chọn đăng tin tuyển dụng miễn phí hiện nay đó là tuyendung.topcv.vn. Với hơn 5.500.000 hồ sơ ứng viên tìm việc đến từ đủ các nhóm ngành, nghề, lĩnh vực giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng tuyển mộ được những ứng viên phù hợp với kế hoạch tuyển dụng của doanh nghiệp. Hơn nữa tránh được tình trạng tuyển một vị trí, phỏng vấn một vị trí, khiến ứng viên có   cảm nhận xấu về doanh nghiệp.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp nhà tuyển dụng có được những thông tin hữu ích trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Qua đó tuyển được những ứng viên tài năng, chuyên nghiệp gắn bó với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, lớn mạnh.

>>>Xem thêm: 15 chiến lược tuyển dụng truyền thông hiệu quả, thu hút nhân tài