Dịch Covid 19 khiến xu hướng làm việc từ xa trở nên quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng xu hướng việc làm này cũng tạo nên những thách thức với các nhà quản lý. Vậy những khó khăn khi đào tạo nhân viên từ xa là gì? Tham khảo bài viết dưới đây của tuyendung.topcv.vn để có những thông tin cụ thể về vấn đề này nhé.
Những khó khăn khi đào tạo nhân viên từ xa
Đào tạo nhân viên từ xa có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, tuy nhiên chính hình thức này cũng nảy sinh một số khó khăn mà nhà tuyển dụng cần đối mặt và tìm cách khắc phục. Cụ thể:
Thiếu tương tác trực tiếp
Cả bộ phận quản lý và nhân viên đều lo ngại về vấn đề này khi làm việc từ xa. Giao tiếp nơi công sở giúp các cá nhân trao đổi, giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác.
Hơn nữa giao tiếp với đồng nghiệp giúp giảm áp lực, căng thẳng. Làm việc từ xa sẽ làm nhân viên mất kết nối, thiếu gắn bó. Hơn nữa nhân viên cũng cảm thấy rằng quản lý từ xa chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của họ.
>>>Xem thêm: Top các trang tuyển dụng uy tín hàng đầu tại Việt Nam
Không đảm bảo hiệu suất công việc
Hiện nay ở Việt Nam có rất ít doanh nghiệp có văn hóa làm việc từ xa. Mặc dù đã có các ứng dụng hỗ trợ tạo cuộc họp trực tuyến như: Zoom, Google Meet, Teams,… nhưng vẫn rất khó để theo dõi, biết chính xác mức độ trung thực khi làm việc tại nhà của nhân viên. Nếu không quản lý sát sao mỗi ngày thì công việc rất dễ bị trì trệ, chậm trễ và không hiệu quả.
Giảm khả năng tiếp cận thông tin
Chia sẻ kiến thức có thể giúp các nhân viên học hỏi lẫn nhau từ đó có sáng tạo và cải tiến trong công việc. Vậy nhưng mỗi nhân viên làm việc ở một nơi khiến họ không thể chia sẻ kiến thức hoặc nhanh chóng cập nhật thông tin mới từ doanh nghiệp.
Đặc biệt những người mới làm việc càng cần nỗ lực để nắm thông tin từ đồng nghiệp. Khoảng cách chính là trở ngại khiến họ khó khăn trong việc đổi mới, sáng tạo. Chất lượng công việc vì thế kém hơn, nhân viên không làm việc ăn ý với nhau nên không mang về hiệu quả cao.
Dễ gây mất tập trung, xao nhãng
Làm việc từ xa không phù hợp với những người có khả năng tập trung kém, đặc biệt là nhân viên có con nhỏ. Họ dễ bị xao nhãng, mất tập trung vì công việc nhà. Ngay cả khi đã có thời gian biểu và không gian riêng để làm việc thì hiệu suất công việc cũng không cao, khó hoàn thành đúng tiến độ.
Khó đánh giá hiệu suất làm việc
Không ít ý kiến cho rằng làm việc từ xa càng tăng mức độ khó khăn cho các nhà quản lý. Họ phải đau đầu tìm ra giải pháp tối ưu để quan sát nhân viên làm việc, đồng thời bám sát tiến độ công việc. Do đó hiệu suất làm việc của nhân viên khi làm việc tại nhà cũng khiến doanh nghiệp băn khoăn, lo lắng.
>>>Xem thêm: 7 cách quản lý nhân viên cứng đầu mà nhà nhà quản lý nào cũng nên biết
Cần làm gì để giải quyết những khó khăn khi đào tạo nhân viên?
Để khắc phục những khó khăn khi đào tạo nhân viên, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng cần lưu ý:
Tập trung quản lý công việc, không quản lý thời gian
Mỗi người có một khoảng thời gian làm việc hiệu quả, muốn đánh giá chính xác chỉ có thể dựa vào kết quả mà nhân viên thực hiện được. Do đó cần đặt mục tiêu rõ ràng nhất.
Các vị trí lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp cần có kỹ năng quản lý công việc: việc gì, ai thực hiện, khi nào hoàn thành? Qua đó kiểm tra, đôn đốc để đội ngũ hoàn thành công việc đúng tiến độ và hiệu quả nhất.
Kiểm tra công việc hằng ngày
Có thể gọi trực tiếp nếu nhân viên làm việc độc lập với nhau hoặc là họp nhóm đầu giờ nếu làm theo nhóm. Quan trọng là phải tương tác đều đặn, thường xuyên để giúp mọi thành viên hiểu rằng họ được hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra có thể lập phòng họp trực tuyến, lên lịch cụ thể và yêu cầu nhân viên tham gia phòng họp, bật camera trong suốt quá trình làm việc.
Dùng nền tảng giao tiếp nội bộ thống nhất
Điều này không chỉ nâng cao tương tác giữa nhân viên với nhân viên và với lãnh đạo mà còn hỗ trợ thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp, truyền thông nội bộ. Nhân viên có thể trao đổi công việc, thăm dò ý kiến, thảo luận các vấn đề và trò chuyện về công việc trên nền tảng đó.
Hỗ trợ về tinh thần, sức khỏe
Lãnh đạo và quản lý là những người cần lắng nghe kịp thời những khó khăn của nhân viên và đồng cảm với họ. Nếu nhân viên mới làm việc từ xa sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ, căng thẳng, nhà quản lý nên chia sẻ, thấu hiểu và cảm thông với họ. Đôi khi chỉ cần những lời động viên nhưng có thể khiến nhân viên của bạn thấy được lắng nghe, tôn trọng.
Nói chung mô hình làm việc từ xa đòi hỏi doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cũng như phương hướng hoạt động và ứng dụng nền tảng công nghệ phù hợp. Ngoài các giải pháp trên, doanh nghiệp cần chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng nhân sự. Lựa chọn đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn chắc chắn có thể hạn chế được những khó khăn khi đào tạo nhân viên.
Một trong các kênh tuyển dụng nhân viên từ xa được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn đó là Topcv.vn. Qua đây doanh nghiệp có thể tiếp cận với hơn 5.500.000 hồ sơ ứng viên, với hơn 60% trong số này đã có kinh nghiệm trên 2 năm. Vì vậy tăng khả năng tiếp xúc và tuyển dụng với những ứng viên phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp.