Tổng hợp các phương pháp phỏng vấn phổ biến nhất hiện nay

9280

Sau khi thu hút được nhiều ứng viên nộp hồ sơ, nhà tuyển dụng cần tổ chức phỏng vấn ứng viên trực tiếp để sàng lọc và chọn ra những người thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng và văn hóa doanh nghiệp. Vậy nên dùng phương pháp phỏng vấn nào để khai thác ứng viên hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây trong chuyên mục giải pháp tuyển dụng của tuyendung.topcv.vn để có thêm những thông tin hữu ích nhé.

Phương pháp phỏng vấn là gì?

Phương pháp phỏng vấn tuyển dụng là hình thức vấn đáp trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại hoặc các mạng xã hội giữa nhà tuyển dụng với ứng viên. Qua buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể chọn ra ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Chọn phương pháp phỏng vấn phù hợp để đánh giá ứng viên
Chọn phương pháp phỏng vấn phù hợp để đánh giá ứng viên

Mục đích của phỏng vấn là gì?

Cho dù là lựa chọn phương pháp phỏng vấn nào thì mục đích của buổi phỏng vấn đều là chọn ra ứng viên làm việc ở thời điểm hiện tại và đáp ứng được công việc trong tương lai. Cụ thể:

  • Chọn ra ứng viên có đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm để đảm nhận vị trí công việc thích hợp trong doanh nghiệp.
  • Hiểu rõ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ứng viên, từ đó xem xét mức độ phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp, xem họ có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hoặc có khả năng thăng tiến hay không.
  • Cũng nhờ các phương pháp phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể biết được tích cách, ưu điểm, kỹ năng, ngoại hình của ứng viên và đánh giá xem họ có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không.

>>>XXem thêm: Top 10 điều nhà tuyển dụng cần chú ý khi phỏng vấn ứng viên

Các phương pháp phỏng vấn phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều hình thức phỏng vấn, mỗi phương pháp mang đến hiệu quả riêng nên nhà tuyển dụng cần căn cứ vào mục đích cụ thể mà chọn ra phương pháp phù hợp nhất.

Sau đây là tổng hợp các phương pháp phỏng vấn thường thấy khi tuyển dụng

Phương pháp phỏng vấn theo nội dung

Nếu lựa chọn phỏng vấn theo nội dung, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc lựa chọn 4 phương pháp phỏng vấn sau đây:

Phỏng vấn theo hành vi  

Phương pháp phỏng vấn theo hành vi (Behavior- based interview) còn được gọi là phỏng vấn năng lực đặt câu hỏi.

Phương pháp này căn cứ vào các lập luận hành vi đã xảy ra sẽ dẫn tới hành vi trong tương lai. Lựa chọn phương pháp này, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá về kỹ năng mềm như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,… Từ đó thấy được những tố chất của ứng viên thích hợp với vị trí tuyển dụng.

Phỏng vấn hành vi giúp thấy được tố chất của ứng viên rõ ràng

Tuy nhiên với những ứng viên đã có sự chuẩn bị và có khả năng ăn nói họ sẽ chuẩn bị trước và có thể dễ dàng qua mắt nhà tuyển dụng. Trái lại, những ứng viên có trình độ chuyên môn giỏi nhưng không hoạt ngôn sẽ khó mà trình bày một cách lưu loát về thành tựu của bản thân khiến nhà tuyển dụng coi nhẹ.

Phỏng vấn tình huống  

Với phương pháp phỏng vấn này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tính cách và phản xạ của ứng viên. Căn cứ vào đó biết được tư tưởng, cách xử lý tình huống của họ. Các tình huống trong buổi phỏng vấn được xây dựng dựa trên quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ, kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên trước tình huống thực tế.

Dù vậy phương pháp phỏng vấn ứng viên này cũng có nhược điểm là chỉ đánh giá được kỹ năng của ứng viên chứ không thể căn cứ vào đó để chọn ra người phù hợp. Khi ấy nhà tuyển dụng sẽ cần áp dụng thêm một số phương pháp khác.

Phỏng vấn gây áp lực

Khi áp dụng phương pháp phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ liên tục đưa ra những câu hỏi về khả năng của ứng viên, cắt ngang, hỏi vặn, yêu cầu những con số cụ thể. Phương pháp này khiến nhiều ứng viên bộc lộ ra năng lực thật sự và tính cách của bản thân. Qua đó HR cũng tìm được sơ hở của ứng viên ngay trong buổi phỏng vấn và sàng lọc chọn ra những ứng viên tiềm năng nhất.

Phỏng vấn gây áp lực thường khiến ứng viên khó chịu

Phương pháp này chủ yếu được áp dụng với những ứng viên ở vị trí cao trong doanh nghiệp như: quản lý, giám đốc, giám sát hay các vị trí cần người chịu áp lực cao như: creative, thiết kế thời trang,…

Tuy vậy phỏng vấn gây áp lực cũng có ưu điểm là giúp nhà tuyển dụng nắm được tâm lý của ứng viên khi phải đối mặt với áp lực. Nhưng phương pháp này có thể làm cho ứng viên mất đi thiện cảm với doanh nghiệp.

Phỏng vấn mẹo

Nhà tuyển dụng sẽ thay những câu hỏi phỏng vấn đơn giản bằng những câu hỏi không tưởng để thử thách tài trí của ứng viên. Phương pháp phỏng vấn này được nhiều đơn vị lớn trên thế giới sử dụng thậm chí còn trở thành trào lưu.

Ví dụ Apple hay Google thường đưa ra những câu hỏi khó đỡ để kiểm tra khả năng sáng tạo của ứng viên. Những công việc như marketing hay truyền thông cần đòi hỏi sự nhanh nhẹn, sáng tạo nhà tuyển dụng sẽ dùng phương pháp phỏng vấn này.

Phương pháp phỏng vấn theo hình thức

Trong phỏng vấn theo hình thức có 3 phương pháp phỏng vấn đó là:

Phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp được rất nhiều HR sử dụng trong quy trình tuyển dụng. Sự trao đổi trực tiếp giữa ứng viên với nhà tuyển dụng là cơ hội để HR thấy được thái độ cũng như một số kỹ năng mềm trong giao tiếp.  

Hình thức này có thể giúp HR chọn được những ứng viên đúng với yêu cầu cần thiết. Thế nhưng nhược điểm của hình thức phỏng vấn này là khá tốn thời gian và công sức. Những doanh nghiệp đã có quy trình tuyển dụng cụ thể sẽ cần nhiều vòng phỏng vấn.

Phỏng vấn qua điện thoại  

Không giống như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại là hình thức tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng. Tuy vậy, hình thức này có nhược điểm lớn là HR dễ bị ứng viên đánh lừa. Quá trình trả lời phỏng vấn họ có thể dùng công cụ hỗ trợ hay nhờ người giúp đỡ. Hơn nữa phỏng vấn qua điện thoại, HR cũng khó mà quan sát hoặc đánh giá được ngoại hình, biểu cảm của ứng viên.

Phỏng vấn qua điện thoại giúp HR tiết kiệm thời gian

Phỏng vấn qua Internet

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thói quen sinh hoạt và làm việc của chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn phỏng vấn online qua mạng xã hội như skype, zalo hay các ứng dụng chuyên video.

Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm thời gian cũng như cách thức vận hành. Tuy nhiên phương pháp phỏng vấn này khiến HR không đánh giá được chính xác về ứng viên như phỏng vấn trực tiếp.

Phỏng vấn theo số lượng

Trong hình thức phỏng vấn theo số lượng có 2 phương pháp đó là:

Phỏng vấn cá nhân  

Đây là hình thức phỏng vấn phổ biến nhất, ứng viên trực tiếp trao đổi với đại diện doanh nghiệp. Phương pháp phỏng vấn này cũng giúp ứng viên cảm thấy bớt áp lực vì không phải đối mặt với nhiều người. Hơn nữa doanh nghiệp và HR cũng dễ dàng đánh giá, lựa chọn ra những ứng viên tiềm năng.

Phỏng vấn nhóm

Nhà tuyển dụng sẽ xếp ứng viên cùng chung một phòng hay bàn tròn để giải quyết vấn đề trong thời gian cho phép đồng thời đứng bên ngoài để quan sát, đánh giá ứng viên.

Quá trình giải quyết vấn đề, ứng viên có thể thể hiện khả năng nắm bắt, phân tích, hiểu vấn đề, thuyết phục người khác và trình bày hoặc cướp lời đối thủ,…

Phương pháp phỏng vấn này thường được áp dụng cho các vị trí tuyển dụng cần khả năng giao tiếp hoặc lãnh đạo cấp cao.

Phỏng vấn theo nhóm giúp đánh giá được kỹ năng của ứng viên

Phương pháp phỏng vấn theo cấu trúc

Trong hình thức phỏng vấn theo cấu trúc có 2 phương pháp phỏng vấn đó là:

Phỏng vấn theo mẫu

HR sẽ chuẩn bị một bảng câu hỏi trước buổi phỏng vấn, sau đó dựa vào bảng hỏi để phỏng vấn, đánh giá năng lực ứng viên tốt nhất. Bảng câu hỏi thường chú trọng tới năng lực, kỹ năng của ứng viên.

Phương pháp phỏng vấn này thể hiện sự công bằng với mỗi ứng viên trong quá trình phỏng vấn. Với cùng bộ câu hỏi và thang điểm chung để đánh giá năng lực, ứng viên sẽ dễ dàng bộc lộ tài năng của bản thân mình.

Khi áp dụng phỏng vấn theo mẫu, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng so sánh khả năng của mỗi ứng viên bởi có cùng thang đánh giá năng lực. Thế nhưng phương pháp này cũng có điểm hạn chế là thiếu linh hoạt khiến cho cả HR và ứng viên đều cảm thấy không thoải mái.

Phỏng vấn tự do

Sử dụng phương pháp phỏng vấn này, nhà tuyển dụng cần chuẩn bị hàng loại câu hỏi với mức độ khó dễ khác nhau. Sau đó căn cứ vào câu trả lời của ứng viên để đưa ra câu hỏi tiếp theo.

Với phương pháp này, nhà tuyển dụng có thể khai thác sâu, đa chiều hơn về mỗi ứng viên. Buổi phỏng vấn vì thế cũng không rơi vào tình huống gò bó hay áp lực. Thế nhưng kết quả đánh giá phương pháp này không khách quan như phỏng vấn theo mẫu bởi ứng viên trả lời câu hỏi khác nhau.

Làm thế nào để có buổi phỏng vấn thành công?

Muốn có một buổi phỏng vấn thành công, trước tiên nhà tuyển dụng phải thu hút được những ứng viên tiềm năng nộp hồ sơ ứng tuyển. Từ đó mới có cơ sở để lựa chọn, đánh giá và sàng lọc hồ sơ ứng viên. Muốn làm được điều đó trước tiên cần chú trọng từ khâu đăng tin tuyển dụng, lựa chọn các nền tảng uy tín như: tuyendung.topcv.vn để tiếp cận với nhiều ứng viên, nâng cao chất lượng quy trình tuyển dụng. 

Lựa chọn phương pháp phỏng vấn phù hợp để chọn ứng viên chất lượng

Tại đây có hơn 5.500.000 hồ sơ ứng viên với hơn một nửa trong số họ đã có trên 2 năm kinh nghiệm. Đặc biệt với hơn 3000.000 lượt truy cập mỗi tháng cùng hơn 200.000 hồ sơ được tạo mới hàng tháng chắc chắn sẽ giúp kế hoạch tuyển dụng của doanh nghiệp được đẩy nhanh mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Ngoài việc đăng tin tuyển dụng, trước buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng cần vạch ra các mục tiêu cụ thể như: vị trí tuyển dụng, yêu cầu dành cho ứng viên là gì,…. Từ đó đưa ra các tiêu chí tuyển dụng và yêu cầu cụ thể. Ví dụ:

  • Chuẩn bị sẵn những yêu cầu mà doanh nghiệp tìm kiếm ở ứng viên
  • Đưa ra bảng câu hỏi đánh giá năng lực ứng viên
  • Tìm hiểu kỹ càng, kiểm tra CV ứng viên
  • Xác định về thời gian, địa điểm diễn ra buổi phỏng vấn.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp nhà tuyển dụng nắm được một số phương pháp phỏng vấn hiệu quả. Từ đó đánh giá, sàng lọc và lựa chọn ra những ứng viên ưu tú nhất, phù hợp với yêu cầu tuyển dụng và văn hóa doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Cách viết & mẫu thư thông báo kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp