Staff Turnover là một trong những khái niệm thuộc lĩnh vực nhân sự đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Hãy cùng Tuyendung.TopCV.vn tìm hiểu về Staff Turnover là gì và những vấn đề liên quan trong bài viết hôm nay nhé.
Staff Turnover là gì?
Staff Turnover hay dịch theo nghĩa tiếng Việt là doanh thu nhân viên. Staff Turnover là khái niệm sử dụng để chỉ số lượng nhân viên rời bỏ khỏi tổ chức hoặc được yêu cầu rời đi và thay thế bằng nhân viên khác. Tỷ lệ Staff Turnover thường sẽ được tính trên cơ sở chu kỳ hàng năm. Staff Turnover là một thước đo quan trọng để giúp tổ chức đánh giá được hiệu suất của bộ phận nhân sự đang làm việc như thế nào.
11 Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ Staff Turnover là gì và cách khắc phục
Vậy, nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ Staff Turnover là gì? Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến tỷ lệ Staff Turnover ở các tổ chức tăng cao. Bao gồm:
Thiếu cơ hội tăng trưởng và thăng tiến
Thiếu cơ hội tăng trưởng là một trong những yếu tố đầu tiên mà bạn nên lưu ý khi tìm hiểu về nguyên nhân làm tăng tỷ lệ Staff Turnover là gì. Có đến 87% thế hệ nhân sự nhóm millennials chia sẻ rằng thiếu cơ hội thăng tiến, phát triển trong sự nghiệp là điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của họ (theo Gallup).
Giải pháp khắc phục: Doanh nghiệp cần thực hiện thiết kế các lộ trình thăng tiến, phát triển nghề nghiệp phù hợp cho nhân viên. Bên cạnh đó cần tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng, cố vấn nghề nghiệp thường xuyên cho người lao động.
Doanh nghiệp không có sự đổi mới
Công việc có ý nghĩa và doanh nghiệp luôn có sự đổi mới là điều kiện cần thiết để giúp nhân viên có được sự hài lòng trong công việc. Nhiều nhân viên mong muốn được đóng góp cho xã hội, giải quyết các vấn đề phức tạp và tác động đến sự thay đổi.
Bên cạnh đó, Khi các công ty không thể đổi mới và phát triển, những nhân viên sáng giá sẽ cảm thấy bị trì trệ. Họ cũng có thể băn khoăn về đảm bảo công việc trong tương lai, vì các công ty không phát triển sẽ khó có thể bền vững trên thị trường. Do đó, công việc không có ý nghĩa và doanh nghiệp không đổi mới cũng là một trong những câu trả lời khi bạn tìm hiểu về nguyên nhân khiến tăng tỷ lệ Staff Turnover là gì.
Giải pháp khắc phục: Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp giúp nhân viên cảm nhận công việc của họ có ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, cần công khai, minh bạch về những xu hướng, kế hoạch phát triển trong tương lai để giúp nhân viên cảm thấy yên tâm, hào hứng hơn với công việc của mình.
Người quản lý kém hiệu quả
Như người ta vẫn nói, “nhân viên không rời bỏ công ty, họ rời bỏ người quản lý”. Theo một báo cáo về tỷ lệ giữ chân nhân tài từ TINYpulse, những nhân viên đánh giá người quản lý kém hiệu quả dưới mức trung bình có khả năng tìm kiếm công việc mới cao gấp 4 lần. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ Staff Turnover phổ biến hiện nay.
Giải pháp khắc phục: Doanh nghiệp cần lưu ý đào tạo cho các nhà quản lý trong tổ chức về kỹ năng lãnh đạo, quản trị nhân sự của họ. Bên cạnh đó, cần thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát ẩn với nhân viên để đánh giá hiệu quả lãnh đạo với những nhà quản lý đó.
Chính sách phúc lợi không thỏa đáng
Chính sách phúc lợi, chế độ lương là một trong những câu trả lời tiếp theo cho vấn đề nguyên nhân khiến tăng tỷ lệ Staff Turnover là gì. Trong đó, lương thấp là nguyên nhân chính khiến 70% nhân viên được hỏi cho biết họ sẽ nghỉ việc vì vấn đề này (theo Paychex). Bên cạnh đó, nhân viên mong đợi rằng doanh nghiệp sẽ có chính sách tăng trung bình 3% mức lương mỗi năm cho họ (theo Forbes).
Giải pháp khắc phục: Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình đánh giá và tăng lương cho nhân viên theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, nên xây dựng các chế độ đãi ngộ cho nhân viên phù hợp theo mong muốn của người lao động.
Nhân viên không có “tình bạn” trong tổ chức
Khoảng 2/3 người lao động sẽ từ chối lời mời làm việc mới nếu họ có bạn làm việc tại công ty hiện tại, theo một phân tích khảo sát từ Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực – SHRM cho biết. Mối quan hệ “tình bạn” xã hội đang ngày càng quan trọng hơn trong doanh nghiệp. Khi có cảm giác thân thuộc và cộng đồng tồn tại ở nơi làm việc, các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy có trách nhiệm với đồng nghiệp và công việc của mình.
Giải pháp khắc phục: Doanh nghiệp cần lên kế hoạch, thường xuyên tổ chức các hoạt động xây dựng sự gắn kết đội nhóm trong tổ chức. Ví dụ như những buổi liên hoan tập thể, các chương trình teambuilding,…
Nhân viên gặp các biến cố cuộc đời
Đôi khi, nhân viên rời khỏi tổ chức vì hoàn cảnh sống hoặc những biến cố bất ngờ trong cuộc đời họ. Những lý do này có thể bao gồm việc di chuyển nơi ở, có con, chăm sóc một thành viên trong gia đình bị ốm, chăm sóc các bệnh lý,… Dù với bất kỳ lý do gì, điều này cũng góp mặt trong danh sách các nguyên nhân khiến tăng tỷ lệ Staff Turnover là gì.
Giải pháp khắc phục: Mặc dù doanh nghiệp không thể ngăn chặn điều này, nhưng có thể thực hiện những chính sách giúp nhân viên có trải nghiệm nghỉ việc tích cực hơn. Điều này sẽ giúp họ trở thành “đại sứ” cho thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp. Những chính sách ví dụ như cung cấp sự linh hoạt trong làm việc từ xa, thêm các khoản trợ cấp phù hợp,…
Doanh nghiệp tái cơ cấu tổ chức
Tái cơ cấu tổ chức, chuyển đổi vị trí hoặc thăng chức cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ Staff Turnover. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp tái cơ cấu tổ chức có thể đến từ sự khó khăn tài chính, sáp nhập vào tổ chức khác,… Bên cạnh đó, chuyển nhượng và thăng chức lại là nguyên nhân nên chúc mừng mặc dù điều này sẽ làm tăng tỷ lệ Staff Turnover.
Giải pháp khắc phục: Nếu doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, hãy cố gắng phân tích và thực hiện các biện pháp có thể để giảm thiểu khó khăn dẫn đến tái cơ cấu tổ chức. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được tình trạng phải sa thải nhân viên.
Môi trường làm việc kém linh hoạt
Theo một cuộc khảo sát gần đây từ Flexjobs, 82% số người được hỏi khẳng định rằng họ sẽ cảm thấy có khả năng ở lại cao hơn với một nhà tuyển dụng đưa ra các thỏa thuận làm việc linh hoạt. Bên cạnh đó, một khảo sát khác từ PwC cũng cho thấy, 83% người lao động muốn tiếp tục làm việc tại nhà ít nhất 1 ngày/tuần. Có thể thấy rằng, môi trường làm việc thiếu linh hoạt cũng nằm trong trong danh sách các nguyên nhân khiến tăng tỷ lệ Staff Turnover là gì.
Giải pháp khắc phục: Doanh nghiệp cần lưu ý xây dựng chính sách làm việc linh hoạt cho nhân viên. Cần đưa ra những tiêu chí phù hợp để xác định nhân viên nào được áp dụng chính sách này. Bên cạnh đó, cần phải cân nhắc đến giải pháp quản lý để hình thức làm việc này không ảnh hưởng đến năng suất, sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tiêu cực
Văn hóa tổ chức kém là một trong những nguyên nhân lớn khiến nhân viên nghỉ việc. Từ đó làm gia tăng tỷ lệ Staff Turnover trong tổ chức. Những yếu tố khiến văn hóa tổ chức kém có thể kể đến như thường xuyên có hành vi nói xấu, nói chuyện phiếm, giao tiếp không rõ ràng, cạnh tranh không công bằng, thiếu hỗ trợ từ quản lý,…
Giải pháp khắc phục: Hãy thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát về mức độ gắn kết của nhân viên để đo lường tình cảm của nhân viên và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong văn hóa tổ chức. Bên cạnh đó, đảm bảo rằng những phản hồi ẩn này là trung thực.
Tìm hiểu thêm: 15 chiến lược tuyển dụng truyền thông hiệu quả, thu hút nhân tài
Nhân viên bị kiệt sức do công việc
Làm việc quá sức là một trong những nguyên nhân chính khiến nhân viên nghỉ việc. Một cuộc khảo sát gần đây của Deloitte đã phát hiện ra rằng 77% số người được hỏi đã trải qua tình trạng kiệt sức trong công việc hiện tại và 42% đã rời bỏ vị trí vì lý do này. Cụ thể hơn, 84% thế hệ millennials tự báo cáo về tình trạng kiệt sức. Trong khi đó, GenZ ngày nay cũng đòi hỏi nhiều hơn về sự cân bằng bền vững giữa công việc và cuộc sống của họ.
Giải pháp khắc phục: Cung cấp thêm nhiều gói phúc lợi liên quan đến sức khỏe, khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi, tăng ngày nghỉ phép,… là những biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này.
Thiếu sự công nhận, khen thưởng
Thiếu sự công nhận tại nơi làm việc là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc với tốc độ nhanh chóng. Theo khảo sát từ CNBC, những nhân viên thường xuyên được công nhận, khen thưởng ít có khả năng tìm kiếm công việc mới lên đến 56%, ít bị kiệt sức hơn lên đến 73%. Do đó, thiếu sự công nhận cũng là một trong các nguyên nhân khiến tăng tỷ lệ Staff Turnover là gì.
Giải pháp khắc phục: Phân chia ngân sách và xây dựng các chính sách công nhận, khen thưởng kịp thời và thường xuyên. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích sự khen thưởng ngang hàng trong doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu hơn về Doanh thu nhân viên – Staff Turnover là gì và những vấn đề liên quan đến Staff Turnover là gì. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, đừng bỏ qua những bài viết hấp dẫn tại chuyên mục Tin Tức.
Bên cạnh đó, Tuyendung.TopCV.vn đang cung cấp gói đăng tin tuyển dụng miễn phí trên nền tảng TopCV hơn 5.1 triệu lượt truy cập/tháng. Bạn sẽ dễ dàng tiếp cận ngay các ứng viên tiềm năng và phù hợp với doanh nghiệp, giúp quá trình tuyển dụng được nhanh chóng và hiệu quả hơn.