Tuyển dụng là gì? Mục đích và ý nghĩa của tuyển dụng nhân sự

46751
Nhân viên tuyển dụng là gì?

Tuyển dụng nhân sự là hoạt động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Quá trình tuyển dụng rất quan trọng với sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy tuyển dụng là gì? Quy trình tuyển dụng nên có những bước nào để đạt hiệu quả cao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của tuyendung.topcv.vn để có câu trả lời cụ thể nhé.

Tuyển dụng là gì?

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và đánh giá nhân sự, lựa chọn những ứng viên thỏa mãn điều kiện của doanh nghiệp để bổ sung nguồn nhân lực cần thiết, thực hiện các mục tiêu do doanh nghiệp đề ra.

Tuyển dụng là gì không phải ai cũng hiểu rõ ràng
Tuyển dụng là gì không phải ai cũng hiểu rõ ràng

Tuyển dụng nhân sự cũng là quá trình thu hút những ứng viên tìm kiếm việc làm có trình độ từ ngoài xã hội và những nhân viên đang công tác trong nội bộ doanh nghiệp. Cũng qua quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp có thể đánh giá ứng viên theo những khía cạnh khác nhau, dựa theo yêu cầu công việc đã đặt ra để tìm kiếm những ứng viên phù hợp nhất. 

Ở góc độ nghiên cứu chuyên sâu hơn, tuyển dụng là quá trình gồm những hoạt động như: tuyển mộ, lựa chọn ứng viên sau đó đón tiếp, định hướng cho những nhân viên mới, thử việc họ. Từ đó lựa chọn ra được người phù hợp với vị trí công việc còn trống trong doanh nghiệp. 

Ý nghĩa của tuyển dụng nhân sự?

Mục tiêu cuối cùng của tuyển dụng là tìm được nguồn nhân lực phù hợp với vị trí công việc của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình này là tìm được những ứng viên có đủ trình độ, năng lực, sức khỏe cũng như nhân phẩm cần thiết và phù hợp với công việc.

Lựa chọn và sử dụng đúng người, đúng việc giúp các hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng doanh thu và năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc. Đồng thời tăng thu nhập cho người lao động, đó cũng chính là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Ý nghĩa của quá trình tuyển dụng nhân sự có thể khái quát lại như sau:

Với nhà tuyển dụng

Tuyển dụng hiệu quả có thể mang về cho doanh nghiệp đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ, năng động, sáng tạo và đặc biệt phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Sở dĩ rất nhiều doanh nghiệp đánh giá cao quy trình tuyển dụng bởi đây là khâu đầu tiên của công tác quản trị nguồn nhân lực, thực hiện tốt khâu này mới có thể làm tốt các bước tiếp theo.

  • Thực hiện tốt hoạt động tuyển dụng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra một cách hiệu quả. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh  trong bối cảnh toàn cầu hóa.
  • Ngoài ra chất lượng của đội ngũ nhân sự tốt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh bền vững với đối thủ đồng thời tạo chỗ đứng vững chãi trên thị trường, giảm chi phí kinh doanh và dùng ngân sách hiệu quả.

Như vậy có thể thấy rằng với doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự có vai trò quan trọng, tìm được nguồn nhân lực chất lượng, phù hợp là điều kiện để doanh nghiệp phát triển hơn.

Với người lao động

Đối với đội ngũ nguồn nhân lực, ý nghĩa của quá trình tuyển dụng đó là:

  • Giúp người lao động hiểu rõ về quan điểm, triết lý của các nhà quản trị doanh nghiệp, từ đó định hướng cho họ.
  • Tuyển dụng nhân sự cũng tạo nên tinh thần cạnh tranh, không khí thi đua với những người lao động trong doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên chất lượng, phù hợp

Với xã hội

Hoạt động tuyển dụng của các doanh nghiệp giúp thực hiện những mục tiêu về kinh tế, xã hội, giúp người lao động có việc làm, cải thiện thu nhập và làm giảm gánh nặng như các tệ nạn xã hội hay tình trạng thất nghiệp. Quá trình tuyển dụng nhân sự cũng giúp sử dụng nguồn nhân lực xã hội một cách hữu ích.

Quy trình tuyển dụng gồm những bước nào? 

Để thực hiện tốt khâu tuyển dụng, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng nên tham khảo quy trình cụ thể sau đây:

Xác định nhu cầu tuyển dụng

Dù bạn cần tìm ứng viên cho vị trí mới hoặc vừa mới bị bỏ trống đều cần xác định nhu cầu tuyển dụng rõ ràng. Quy trình tuyển dụng thường bắt đầu bằng việc xác định những vị trí còn  trống sau đó phân tích đặc điểm của công việc như: kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần có. Theo đó nhà tuyển dụng cần thực hiện các công việc sau đây để xác định nhu cầu tuyển dụng:

  • Kiểm tra lượng công việc của các phòng ban
  • Xác định chất lượng làm việc của nhân viên
  • Lập danh sách các kiến thức, kỹ năng còn thiếu trong đội nhóm nhằm bổ sung nhân lực
  • Phân tích các đặc điểm, đặc trưng công việc để lên kế hoạch tuyển dụng

Chuẩn bị mô tả công việc  

Sau khi đã xác định rõ những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của vị trí công việc. Hãy chuẩn bị một bản mô tả công việc để cung cấp cho các ứng viên tiềm năng xem họ có đáp ứng được không rồi mới nộp đơn. Đây cũng là công cụ giúp bạn đảm bảo nhận được hồ sơ từ những ứng viên thích hợp.

Mô tả công việc cụ thể giúp tìm được ứng viên thích hợp nhất

Bản mô tả công việc cần có: tên vị trí tuyển dụng, chức vụ, phòng ban, nhiệm vụ chính, trình độ và kỹ năng cần có với công việc, nơi làm việc, thời gian làm việc, điều kiện làm việc,quyền lợi và mức lương cho vị trí tuyển dụng.

Tìm kiếm nguồn nhân sự tài năng

Nhà tuyển dụng cũng cần xác định đúng ứng viên tiềm năng, thu hút, thúc đẩy họ nộp đơn. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn ứng viên bằng cách quảng cáo nội bộ hoặc đăng tin lên các mạng xã hội phổ biến hay các trang web đăng tin tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng cũng có thể tìm kiếm ở những hội chợ việc làm và quảng bá những cơ hội mở trên các ấn phẩm của ngành để tạo quy mô lớn hơn.

Sàng lọc và chọn lọc ứng viên

Đây cũng được đánh giá là khâu gây khó khăn lớn cho các nhà tuyển dụng khi phải lựa chọn ứng viên từ rất nhiều hồ sơ. Bạn có thể sắp xếp hồ sơ dựa theo thứ tự ưu tiên như: chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn,… Ngoài ra cũng cần đánh dấu những thông tin cần tìm hiểu thêm để hỏi khi phỏng vấn.

Phỏng vấn ứng viên

Các ứng viên trong danh sách được chọn sẽ trải qua phỏng vấn trước khi được tuyển dụng hoặc bị từ chối. Điều này phụ thuộc vào quy mô của quá trình tuyển dụng cũng như nhu cầu của nhà tuyển dụng để lên lịch cụ thể.

Đánh giá và cung cấp việc làm

Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của quy trình tuyển dụng. Bạn đừng nghĩ rằng ứng viên sẽ chấp nhận ngay lời để nghị của bạn, thế nhưng với những ứng viên kiên nhẫn hoàn thành các thủ tục giấy tờ và chờ đợi thông qua lựa chọn thì khả năng họ nhận việc là rất cao.

Giới thiệu nhân viên mới

Sau khi nhận lời mời làm việc và trở thành nhân viên của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần thông báo về ngày giờ làm việc cho nhân viên. Khi đã xác minh xong nhân viên mới sẽ được giới thiệu. Quá trình giới thiệu này bắt đầu từ các phòng ban hoặc giới thiệu ở những group chat hay nhóm chat, fanpage nội bộ của doanh nghiệp.  

Làm sao để tuyển dụng nhân sự hiệu quả?

Ngoài việc nắm rõ tuyển dụng là gì cũng như các bước của quy trình tuyển dụng nhà tuyển dụng cần biết một số cách để tuyển dụng hiệu quả như:

Chọn kênh đăng tin tuyển dụng uy tín

Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ giúp nhà tuyển dụng có kênh thông tin rộng lớn và nhanh chóng. Phần lớn các nhà tuyển dụng đều cho rằng tuyển dụng trực tuyến là giải pháp nhanh, tiết kiệm để chọn nhân sự cho doanh nghiệp.

Qua đó có thể giúp doanh nghiệp chủ động chọn hồ sơ ứng viên từ các trang web tuyển dụng và thu gọn danh sách phỏng vấn. Điều này cũng khiến cho công tác tuyển dụng tốn ít chi phí và công sức của nhà tuyển dụng.

Xây dựng quy trình tuyển dụng chuẩn

Quy trình tuyển dụng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Đây cũng là bước quan trọng để tìm kiếm người tài, phù hợp với vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp. Xây dựng quy trình tuyển dụng cụ thể giúp bạn tránh được các sai sót trong quá trình tuyển dụng. 

Quy trình tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau dựa vào cơ cấu và quy định của đơn vị tuyển dụng. Tuy nhiên nhà tuyển dụng vẫn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi bước của quy trình tuyển dụng, xác định mục tiêu sàng lọc hiệu quả để tìm được ứng viên tiềm năng.

JD công việc rõ ràng

Bản mô tả công việc(JD) có vai trò quan trọng khi đăng tin tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần đề cập đầy đủ nhiệm vụ, kỹ năng chuyên môn ứng viên cần có cũng như phẩm chất, cá tính để hoàn thành tốt công việc được giao,… 

Nếu bạn viết bản mô tả công việc không rõ ràng, chung chung sẽ khiến ứng viên không nắm rõ được công việc đang cần tuyển dụng. Vì vậy nhà tuyển dụng sẽ mất thêm thời gian giải thích lại ở những buổi phỏng vấn hoặc sau khi ứng tuyển. Bản mô tả công việc càng rõ ràng và chi tiết thì nhà tuyển dụng càng có cơ hội tìm được nhân viên giỏi và sàng lọc ứng viên dễ dàng hơn.

Nên đăng tin tuyển dụng ở đâu?

Ngoài việc hiểu rõ tuyển dụng là gì nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn không biết nên đăng tin tuyển dụng ở đâu bởi hiện nay có quá nhiều trang web hỗ trợ tính năng này.

Vượt lên trên các đơn vị khác, TopCV là nền tảng đăng tin tuyển dụng được hơn 350.000 nhà tuyển dụng tin tưởng, lựa chọn để đăng tin tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên tiềm năng.

Với hơn 5.400.000 lượt ứng viên truy cập hàng tháng cùng hơn 7.000.000 ứng viên tiềm năng, trong đó có hơn 60% là ứng viên trên 2 năm kinh nghiệm. Khi lựa chọn đăng tin tuyển dụng trên Tuyendung.topcv.vn nhà tuyển dụng có thể hoàn toàn an tâm. Sử dụng nền tảng công nghệ ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo, TopCV mang đến giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp giải quyết đồng thời những bài toán khó của quy trình tuyển dụng.

Có thể kể đến một số lợi ích khi đăng tin trên ToPCV như:

  • Giúp quản lý kho CV ứng viên đầy đủ, mang tính hệ thống, không sợ bị mất dữ liệu
  • Biết chính xác số lượng CV ứng viên qua mỗi vòng, đo lượng chi phí tuyển dụng theo giá trị thực tế đã chi để tìm kiếm ứng viên
  • Đánh giá ứng viên toàn diện qua những bài test online, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, tìm được ứng viên tài năng từ nguồn CV thu được

Với những ưu điểm nổi bật này chắc chắn sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm và lựa chọn được ứng viên chất lượng, tài năng khi đăng tin tuyển dụng tại TopCV.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn hiểu rõ tuyển dụng là gì cũng như các bước cụ thể của quy trình tuyển dụng. Từ đó lựa chọn được phương pháp tuyển dụng hiệu quả, khoa học, phù hợp với doanh nghiệp và chọn được những ứng viên chất lượng, phục vụ quá trình phát triển bền vững.