Trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, con người là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp vươn tầm cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp luôn đổi mới phương pháp đào tạo nhân sự để nâng cao chất lượng. Vậy đào tạo nguồn nhân lực là gì? Có vai trò như thế nào? Cùng tuyendung.topcv.vn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Đào tạo nguồn nhân lực là gì?
Đào tạo nguồn nhân lực là những hoạt động diễn ra trong một thời gian xác định của doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động này là khắc phục những kỹ năng còn thiếu và nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân sự, để họ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình. Thời gian đào tạo có thể ngắn hạn hoặc dài hạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Nói chung, mục đích cuối cùng của đào tạo, phát triển nhân lực là sử dụng tối đa nguồn nhân sự để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Qua đó, giúp người lao động hiểu hơn về công việc, nắm rõ hơn nghề nghiệp, thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất và nâng cao khả năng thích ứng trong tương lai.
Quy trình đào tạo hướng tới 3 mục tiêu chính gồm:
- Kiến thức trí tuệ
- Kỹ năng thủ công
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
>> Xem thêm: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực
Đối với doanh nghiệp
Nhân sự càng tài năng, chuyên môn cao, kỹ năng mềm giỏi, doanh nghiệp sẽ càng vững mạnh. Cho nên, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự bền vững của doanh nghiệp. Cụ thể những vai trò của đào tạo nhân lực đối với doanh nghiệp như sau:
- Nâng cao tối đa năng suất và hiệu quả công việc.
- Nhân sự được đào tạo chuyên sâu sẽ tự để tự theo dõi được công việc giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian giám sát.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ – kỹ thuật mới vào vận hành công việc.
- Đội ngũ nhân viên phát triển tư duy, có cách nhìn mới giúp tăng hiệu suất công việc.
- Nhân sự giỏi là “cái khiên” bảo vệ giúp doanh nghiệp tự tin hơn trước những biến động kinh tế, xã hội.
- Sở hữu đội ngũ nhân sự tài ba giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.
Đối với người lao động
Phải nói việc được đào tạo bài bản các kiến thức chuyên môn là cơ hội học tập hiếm có dành cho những nhân sự không được qua trường lớp. Chính vì thế, đào tạo nguồn nhân sự không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả người lao động.
- Thứ nhất, khi được đào tạo bài bản, người lao động có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm và tính chuyên nghiệp.
- Thứ hai, người lao động thích ứng với công việc dễ dàng hơn, nâng cao sự hiểu biết của họ về việc làm của mình.
- Thứ ba, người lao động sẽ có cái nhìn mới, tư duy mới trong công việc, là tiền đề nâng cao sự sáng tạo của nhân sự.
- Thứ tư, các khóa học ngắn hạn, dài hạn đáp ứng được nhu cầu học hỏi và tích lũy kiến thức chuyên môn của người lao động.
Quy trình đào tạo nguồn nhân lực
Mỗi doanh nghiệp có quy trình đào tạo riêng phù hợp với quy mô, số lượng và chất lượng nhân sự. Tuy nhiên, dù có các bước đào tạo khác nhau như thế nào, nhà quản lý cũng cần nắm vững 5 bước chuẩn quy trình đào tạo nhân lực dưới đây.
Xác định đối tượng và mục đích đào tạo
Trước khi bắt tay vào đào tạo, nhà quản lý cần xác định được mục đích của buổi đào tạo, những kỹ năng, kiến thức nào nhân viên mình còn thiếu sót. Từ đó, lên kế hoạch chương trình đào tạo chuẩn xác, đạt hiểu quả cao hơn.
Việc xác định rõ đối tượng và nhu cầu đào tạo giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian. Đồng thời, giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá chi tiết hiệu quả đào tạo.
Dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực
Trong bước này, nhà quản lý cần xác định được những yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến nhu cầu nguồn nhân sự của doanh nghiệp. Theo đó, các yếu tố bên ngoài bao gồm kinh tế, văn hóa xã hội, pháp luật, dân số, khách hàng,…. Và các yếu tố bên trong có thể kể đến như chính sách, chiến lược, tầm nhìn, văn hóa, cổ đông của công ty.
Qua đây có thể thấy, để đưa ra dự đoán về nhu cầu nhân sự, nhà quản lý cần phân tích được các yếu tố trên. Đồng thời, doanh nghiệp phải xác định các phương án, chính sách hợp lý đáp lại nhuu cầu trên.
Xây dựng chương trình đào tạo
Sau khi đã xác định được nhu cầu và mục tiêu, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào xây dựng chương trình đào tạo phù hợp. Nội dung cơ bản của chương trình đào tạo cần có bao gồm:
- Ai tham gia đào tạo, ai được đào tạo, số lượng như thế nào?
- Thời gian diễn ra chương trình đào tạo bao lâu? Tần suất đào tạo như nào?
- Phương pháp nào được sử dụng cho chương trình đào tạo?
- Mức độ đào tạo ra sao?
- Đào tạo online hay offline, outsource hay internal,…
Việc xây dựng chương trình đào tạo cụ thể, rõ ràng vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, vừa giúp nhân viên tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Thực hiện đào tạo nhân lực
Bước tiếp theo chính là tiến hành quá trình đào tạo nguồn nhân lực theo kế hoạch đã vạch ra. Mục tiêu của buổi đào tạo chính là bổ sung kiến thức, kỹ năng và làm thay đổi hành vi, thái độ của nhân sự theo hướng tích cực.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn đào tạo theo từng nhóm nhỏ để tăng năng suất đào tạo. Trong quá trình tham gia, người đào tạo nên khuyến khích nhân sự trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến, đặt câu hỏi,….
Đánh giá chương trình đào tạo nhân lực
Việc đưa ra nhận xét, đánh giá bằng định lượng sau khi thực hiện đào tạo nhân sự rất quan trọng. Bởi qua đó sẽ thấy được khoảng cách giữa việc lên kế hoạch và đi vào thực chiến ra sao. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết cần bổ sung hoặc sửa ở bước nào, nội dung nào của chương trình đào tạo.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chất lượng nguồn nhân lực là gì? Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Kết luận: Mong rằng với những thông tin tuyendung.topcv.vn cung cấp ở trên sẽ giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, áp dụng quy trình đào tạo, phát triển nhân sự vào chuẩn hóa công tác đào tạo của doanh nghiệp.