HR cần tránh 5 điều sau khi phỏng vấn ứng viên từ xa

2198
phỏng vấn ứng viên từ xa

Phỏng vấn tuyển ứng viên từ xa không như phỏng vấn ứng viên làm việc cho văn phòng. Nhân viên làm việc từ xa cần sở hữu những kỹ năng đặc biệt mà không phải ai cũng có. Ví dụ họ cần làm việc một mình 8 giờ/ngày và liên tục trong 5 ngày mỗi tuần. Nhiều người cần tương tác với đồng nghiệp trong thời gian làm việc, lại có những người cần giám sát mới có thể làm việc hiệu quả. Vậy khi phỏng vấn ứng viên từ xa cần lưu ý điều gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của tuyendung.topcv.vn để có câu trả lời cụ thể nhé.

5 Điều cần tránh khi phỏng vấn ứng viên từ xa

Ở cương vị là nhà tuyển dụng bạn nên điều chỉnh cách phỏng vấn ứng viên và tránh những lỗi sau đây:

Không nhìn thấy ứng viên

Bạn phải  chắc chắn rằng nhân viên từ xa là người có kỹ năng tốt, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Bình thường những tiêu chí tuyển dụng này rất khó để đánh giá nếu chỉ trao đổi qua điện thoại hay email. Cách tốt nhất là phỏng vấn qua video, lúc đó bạn có thể nói chuyện với ứng viên một cách trực tiếp. Hình thức phỏng vấn này cũng giúp bạn phân tích được ngôn ngữ cơ thể và phản ứng của ứng viên trước mỗi câu hỏi một cách chân thực, rõ ràng.

Phỏng vấn ứng viên từ xa được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Phỏng vấn ứng viên từ xa được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Thế nhưng nếu vì lý do nào đó mà giải pháp tuyển dụng này không khả thi bạn có thể yêu cầu ứng viên quay video trả lời những câu hỏi bạn đã gửi cho họ.

Đặt câu hỏi phỏng vấn sai

Như đã nói, những ứng viên từ xa cần một số phẩm chất và điểm mạnh khác với ứng viên làm việc trực tiếp tại văn phòng. Ngay cả khi họ có kỹ năng chuyên môn cao nhưng lại không tự định hướng được thì họ cần có sự giám sát để đi đúng hướng. Tuy nhiên nếu để họ làm việc từ xa có thể sẽ không có hiệu quả như mong muốn.

Đây chính là lý do vì sao nhà tuyển dụng cần đưa ra những câu hỏi phù hợp khi phỏng vấn qua video. Nên đặt những câu hỏi hành vi để xác định kỹ năng quan trọng khi làm việc từ xa như: khả năng làm việc độc lập, đam mê nghề nghiệp, khả năng sắp xếp, tổ chức, quản lý thời gian,..

Vậy nhưng bạn cũng không nên tập trung toàn bộ vào năng suất mà bỏ qua các vấn đề khác. Bởi quan trọng hơn cả là cần đảm bảo ứng viên có thể làm việc như một thành viên thích hợp và có giá trị trong team. Nếu không lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự cụ thể, phỏng vấn ứng viên từ xa có thể không mang đến những giá trị như bạn mong muốn. Hơn nữa gây khó khăn cho quá trình đánh giá và khiến bạn bỏ lỡ nhân tài cho doanh nghiệp.

Không hỏi về kinh nghiệm trong quá khứ

Kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên rất quan trọng khi bạn phỏng vấn từ xa. Mặc dù một số doanh nghiệp có thể không chú trọng vấn đề này nhưng khi tuyển dụng ứng viên bạn cần biết họ từng làm gì và làm như thế nào. 

Nên hỏi về kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên
Nên hỏi về kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên

Qua đó đánh giá mức độ đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp là bao nhiêu. Thậm chí bạn cũng có thể hỏi về cách ứng viên xử lý lượng công việc mà không cần hay không có sự giám sát.

 Bỏ qua bài đánh giá kỹ năng

Trước khi lựa chọn ứng viên mới cho team bạn cần nghĩ cho họ làm các bài kiểm tra kỹ năng. Ví dụ nếu họ ứng tuyển vào vị trí truyền thông hãy cho họ viết một bài. Khâu đánh giá có thể giúp nhà tuyển dụng bớt rắc rối hơn vì có thể đánh giá ứng viên có đủ kỹ năng, trình độ cần thiết đáp ứng công việc không.

Không thông báo các bước tiếp theo

Hãy nhớ rằng hình ảnh của doanh nghiệp có thể bị ứng viên đánh giá qua những hành động đơn giản của bạn trong buổi phỏng vấn. Ví dụ cách bạn nói chuyện, bạn đối xử với ứng viên ra sao,.. Nếu ứng xử kém với họ hoặc phỏng vấn không đúng giờ, mất tập trung có thể sẽ khiến ứng viên đánh giá doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp. Và việc bạn không báo cho ứng viên về những bước tiếp sau phỏng vấn cũng như vậy.

Hãy thông báo cho ứng viên những bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng
Hãy thông báo cho ứng viên những bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng

Cần đảm bảo rằng bạn đã nói rõ với những viên những bước sau đó quả quy trình tuyển dụng. Nếu như họ không phải ứng viên ưu tú trong mắt họ thì ít nhất bạn cần gửi cho họ một email cảm ơn vì họ đã dành thời gian cho doanh nghiệp và tiếp tục tìm kiếm ứng viên khác.

Phỏng vấn ứng viên từ xa đến nay trở thành giải pháp tuyển dụng tối ưu cho nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng nếu không có cách đánh giá và phỏng vấn ứng viên hiệu quả thì nó cũng trở thành một khó khăn với doanh nghiệp.Hiểu rõ tầm quan trọng của phỏng vấn ứng viên từ xa và tránh được các lỗi trên đây sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Nếu cảm thấy quá trình tuyển dụng khó khăn doanh nghiệp có thể cân nhắc đến việc đăng tin tuyển dụng tại các nền tảng uy tín như tuyendung.topcv.vn để tìm được những ứng viên ưu tú ngay từ đầu. Với hơn 5.000.000 hồ sơ ứng viên và có tới 60% trong số này có kinh nghiệm trên 2 năm ở nhiều lĩnh vực. Chắc chắn có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm và tuyển chọn được ứng viên phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp.