Sau đại dịch, sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp lại sôi động trở lại. Những doanh nghiệp lớn sẽ rất khó khăn khi muốn giữ chân nhân viên của mình. Muốn giữ chân nhân tài hiệu quả, doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể. Hãy cùng tuyendung.topcv.vn tìm hiểu xem tại sao cần giữ chân nhân tài? Và những chiến lược cụ thể để giữ chân nhân viên giỏi qua bài viết dưới đây trong chuyên mục giải pháp tuyển dụng nhé.
Làm thế nào để nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp?
Nhân tài là những người có kiến thức, trí tuệ, có lý tưởng sống cao đẹp, đóng góp xuất sắc vào sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội nói chung. Trong doanh nghiệp, nhân tài chính là những người có kiến thức nền tảng tốt, có thể đưa ra những ý tưởng, giải pháp hay và tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Họ cũng là những người có khả năng dẫn dắt, có tầm nhìn và có thể tạo động lực cho những nhân sự khác trong doanh nghiệp.
Nhân tài cũng chính là những người có khả năng giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp chứ không phải chỉ dựa vào sách vở. Họ có thể tiến hành giải quyết công việc ngay mà không cần trải qua quá trình đào tạo. Chính vì thế, trong quy trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần có kinh nghiệm và con mắt tinh tường để chọn được đúng người cho công việc và cho doanh nghiệp.
Để nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:
- Hành động và mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên: nhân tài thực thụ sẽ có mục tiêu và chiến lược cụ thể để theo đuổi, đích hướng tới của họ không phải cho bản thân mà cho toàn doanh nghiệp.
- Qua nhận xét của nhân viên khác: Để nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp, lãnh đạo cần có ý kiến khách quan, không bị ảnh hưởng bởi những ý kiến tiêu cực. Đồng thời lắng nghe ý kiến của cấp dưới và lưu tâm hơn đến nhân sự của mình. Qua đó nhận biết chính xác nhân tài trong doanh nghiệp.
Tại sao phải giữ chân nhân tài?
Nhân viên nghỉ việc ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và doanh thu của doanh nghiệp. Hơn nữa việc giữ chân nhân tài còn quan trọng hơn tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới. Có thể kể đến một số lý do cụ thể như:
Phát triển doanh nghiệp
Khi có đội ngũ nhân tài đông đảo, doanh nghiệp sẽ tăng năng suất, hiệu quả công việc và nhanh chóng đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Tiết kiệm chi phí tuyển dụng
Ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới không hề nhỏ. Hơn nữa ngay cả khi đã tiêu tiền doanh nghiệp chưa chắc đã tìm được ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và công việc. Thậm chí, có những vị trí phải mất tới 1-2 tháng mới có thể tuyển dụng được, vừa tốn kém chi phí vừa mất thời gian.
Gắn kết nhân viên
Những nhân viên tài năng ở lại gắn bó cùng doanh nghiệp sẽ gắn kết những người có cùng mục tiêu và chí hướng ở lại. Nhờ vậy giúp doanh nghiệp phát triển hơn, tránh tình trạng “chảy máu lao động”.
Thu hút nhân tài
Nhân sự tài năng làm việc cho doanh nghiệp cũng có thể là lý do để có thêm những ứng viên tài năng khác tin tưởng và lựa chọn ứng tuyển vào doanh nghiệp.
Top 10 bí quyết giữ chân nhân tài hiện nay
Để giữ chân nhân tài cần sự đóng góp của nhiều bộ phận và nhiều người trong doanh nghiệp. Cụ thể:
Tuyển dụng đúng người
Nhiều nhà tuyển dụng khẳng định rằng: tuyển dụng đúng người khó khăn hơn tuyển dụng người giỏi. Doanh nghiệp nên tìm và tuyển mộ những ứng viên năng động, ham học hỏi và phát triển bản thân thay vì những ứng viên chỉ đi làm vì tiền bạc hay chức vụ. Khi tuyển dụng và sàng lọc ứng viên nên đưa ra một số tiêu chí cụ thể và kỳ vọng với ứng viên để tránh thất vọng.
Muốn tuyển đúng người ứng viên còn phải phù hợp và thích nghi với văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời nhanh chóng hợp tác và hòa nhập với mọi người để làm việc hiệu quả.
Có tiêu chí đánh giá phù hợp
Qua việc đánh giá hiệu suất công việc của mỗi nhân viên, người quản lý có thể biết được nhân sự nào đang làm tốt, hoàn thành mục tiêu. Từ đó đưa ra những chương trình đào tạo thích hợp cho mỗi nhân viên. Khi có thêm cơ hội học tập và phát triển bản thân, nhân viên cũng cảm thấy có cơ hội, được tôn trọng và gắn kết với doanh nghiệp hơn.
Nắm bắt sự hài lòng của nhân viên
Trong công tác quản lý nhân sự và giữ chân nhân tài, nhiều người không ngờ rằng, sự hài lòng của mỗi nhân viên ảnh hưởng rất lớn tới khả năng giữ chân nhân tài và tỷ lệ nhân sự nghỉ việc.
Theo dõi yếu tố này cho nhà quản lý biết vấn đề còn tồn đọng và đưa ra giải pháp xử lý cụ thể. Với những vấn đề nhân viên còn vướng mắc, chưa hài lòng, lãnh đạo cần điều chỉnh lại cho chính xác, phù hợp.
Giao tiếp tốt với nhân viên
Để giữ chân nhân tài, những người làm công tác quản trị nhân sự cũng cần đảm bảo đang sử dụng phương thức giao tiếp với nhân viên phù hợp, hiệu quả. Hãy chắc chắn rằng mỗi nhân sự bạn đang quản lý có gặp khó khăn gì không, cần hỗ trợ điều gì? Từ đó tạo nên sự gắn bó mật thiết và giữ chân nhân viên hỏi hiệu quả.
Đưa ra lộ trình thăng tiến rõ ràng
Những công việc có lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ tạo động lực để nhân viên làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Xây dựng và đưa ra lộ trình thăng tiến cụ thể sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, giúp nhân sự gắn bó lâu dài và nâng cao hiệu suất làm việc.
Có chế độ khen thưởng rõ ràng
Một trong những chiến lược giữ chân nhân tài được nhiều doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao đó là sự khen thưởng đúng với những cá nhân có thành tích xuất sắc. Nhân viên nào cũng mong muốn được công nhận và khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thế nhưng có một thực tế là không phải nhà quản lý nào cũng biết cách đánh giá nhân viên đúng mực, kịp thời.
Vì vậy để giữ chân nhân tài, doanh nghiệp cần xây dựng chế độ khen thưởng rõ ràng cho nhân viên của mình. Đây cũng là một cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, lành mạnh.
Phát hiện nhân tài
Điều này nên thực hiện ngay từ những bước đầu tiên của quá trình tuyển dụng nhân sự. Thông qua việc thu hút ứng viên, sàng lọc hồ sơ ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đánh giá và lựa chọn những ứng viên xuất sắc nhất, phù hợp với doanh nghiệp để có quyết định lựa chọn đúng đắn.
Một trong những giải pháp phát hiện nhân tài hiệu quả được hơn 300.000 doanh nghiệp Việt đang sử dụng đó là dùng dịch vụ tuyển dụng từ các nền tảng uy tín như: tuyendung.topcv.vn. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo Toppy AI giúp doanh nghiệp giải quyết cùng lúc các bài toán khó liên quan đến tuyển dụng như: đăng tin tuyển dụng, tạo nguồn ứng viên, sàng lọc hồ sơ ứng viên, đánh giá hiệu quả tuyển dụng. Đặc biệt với hơn 5.500.000 hồ sơ ứng viên tìm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và tìm được những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa doanh nghiệp.
Onboarding tốt
Đây là bước có vai trò quan trọng giúp tạo dựng ấn tượng của nhân viên với doanh nghiệp và ngược lại. Onboarding tốt sẽ giúp doanh nghiệp thành công ở những bước đầu tiên trong việc giữ chân nhân tài. Ngược lại có thể khiến nhân sự chán nản, không muốn gắn bó.
Quá trình Onboarding nên lược bỏ những thủ tục phức tạp tránh để nhân viên có cảm giác thoải mái, hòa đồng với mọi người. Ngoài ra nên giới thiệu rõ để nhân viên hiểu được cách thức và quy định làm việc trong doanh nghiệp. Làm tốt bước này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí dành cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực.
Có văn hóa doanh nghiệp
Nếu muốn nhân tài ở lại lâu hơn với doanh nghiệp, cần chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sao cho khác biệt, bền vững. Nếu như nền tảng văn hóa doanh nghiệp không vững chắc không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả của quy trình tuyển dụng mà còn khó đảm bảo được nhân viên có chịu gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không.
Bất cứ nhân sự nào khi tìm kiếm việc làm đều mong muốn tìm được những doanh nghiệp có văn hóa và giá trị phù hợp với giá trị bản thân. Thực tế cho thấy, phát triển doanh nghiệp bằng hình thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang tới những giá trị lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Bởi nếu để nhân viên cảm thấy mình không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp sẽ cảm thấy lạc lõng, không thỏa mãn và có thể rời bỏ doanh nghiệp.
Đảm bảo phúc lợi và môi trường làm việc cho nhân viên
Ngoài lương, thưởng, không ít nhân sự quan tâm đến chính sách phúc lợi và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp chưa có hoặc chế độ phúc lợi không tương xứng, nhân sự chắc chắn sẽ không có ý định gắn bó lâu dài.
Ngoài việc đưa ra lộ trình thăng tiến và thang đánh giá hiệu quả công việc để khen thưởng, tạo động lực cho nhân viên. Doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc cởi mở, minh bạch bằng cách đưa ra giờ làm việc phù hợp cho nhân viên. Đồng thời nên đưa ra nhiều gói phúc lợi khác nhau để khiến nhân viên hài lòng hơn. Đây cũng là một trong những chiến lược giữ chân nhân tài với tầm nhìn dài hạn, vừa giúp nhân viên cân bằng cuộc sống, công việc và có chi phí tiết kiệm hơn sau này.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp doanh nghiệp nắm được tiêu chí khi tuyển dụng nhân tài và những chiến lược giữ chân nhân tài. Từ đó linh hoạt trong việc áp dụng và giữ được đội ngũ nhân sự tài năng, gắn bó với doanh nghiệp trong tiến trình phát triển.