Toxic employee là một trong những thách thức cho doanh nghiệp nếu không quản lý và kiểm soát họ hiệu quả. Cùng Tuyendung.TopCV.vn tìm hiểu ngay về 8 loại toxic employee và cách đối phó với nhóm nhân viên này như thế nào nhé.
Toxic employee là gì?
“Toxic employee – nhân viên độc hại” là một thuật ngữ chỉ những nhân viên thể hiện các hành động gây bất lợi cho nhân viên khác, tài sản của tổ chức hoặc cả hai. Các nhân viên độc hại này cũng có thể gây tổn thất cho khách hàng, lợi nhuận hoặc gây tổn hại cho các nhân viên khác. Họ có thể trở thành lý do khiến những nhân viên khác rời bỏ khỏi tổ chức.
Theo bài viết của Work Human, văn hóa làm việc độc hại có khả năng khiến nhân viên bỏ việc gấp 10 lần. Nghiên cứu mới đây trên Forbes cũng cho thấy tương tự. Một toxic employee cũng có thể không hòa thuận với người khác. Không phải nhân viên nào cũng độc hại ngay từ đầu.
Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo của một nhân viên đang dần trở nên toxic, khiến công việc trở nên khó khăn hơn trước khi điều đó ảnh hưởng đến doanh thu của nhân viên hoặc năng suất của nhóm.
Dấu hiệu nhận biết toxic employee
Bạn có thể phát hiện ra một toxic employee qua những dấu hiệu sau đây:
- Bắt nạt hoặc quấy rối đồng nghiệp thường xuyên.
- Hay vắng mặt không lý do.
- Phàn nàn về tổ chức mà không hành động để giải quyết vấn đề mà họ đang phàn nàn.
- Phá hoại công việc của người khác dù điều đó không ảnh hưởng đến họ.
- Đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của họ.
- Giao nhiệm vụ không cần thiết cho đồng nghiệp.
- Thường xuyên cạnh tranh không công bằng với đồng nghiệp.
- Vô cảm với những vấn đề xung quanh.
- Quá tự tin vào năng lực bản thân, thường xuyên sử dụng bạo lực bằng lời nói để hạ thấp người khác.
6 loại toxic employee và cách đối phó hiệu quả
Như đã nói ở trên, toxic employee không dễ đối phó. Điều quan trọng là bạn cần biết họ thuộc những nhóm nào, từ đó sẽ có những giải pháp đối phó hiệu quả hơn. Dưới đây là 8 loại toxic employee mà bạn có thể gặp phải:
Nhân viên thích nổi loạn không lý do (Rebels Without A Cause)
Biểu hiện hành vi, tâm lý
Nhóm toxic employee này đơn giản chỉ là những cá nhân tham vọng về quyền lực. Một số biểu hiện của nhóm này như:
- Họ muốn trở thành những người ra lệnh và kiểm soát mọi thứ tại nơi làm việc và ngay cả cuộc sống của họ.
- Họ có thể ghét những người có quyền lực trên họ và phải thực hiện công việc của mình.
- Thường có lòng tự ái rất lớn kết hợp với da mỏng. Đây là sự kết hợp kinh khủng đối với bất kỳ ai mong muốn đạt được một vị trí lãnh đạo (xem Trump).
- Thường tìm mọi lý do để ghét đồng nghiệp xung quanh và che giấu mình đằng sau các nguyên tắc và lý tưởng.
- Thường giả vờ là “chiến binh công bằng xã hội”, nói rằng họ ghét quyền lực và sếp vì “đó là bất công”, vì “họ áp bức nhân viên” hoặc vì sếp là “độc ác và tàn nhẫn”.
- Họ không muốn có mối quan hệ tốt với sếp của họ, họ muốn kiểm soát sếp của họ.
- Phản hồi trả lời chậm trễ, thực thi kém, phá hoại sau lưng quản lý,…
Cách đối phó hiệu quả
Một số nhà quản lý thường cố gắng chế ngự nhóm nhân viên độc hại này. Nhưng cách tiếp cận đó không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ. Bí quyết để đối phó với nhóm nhân viên này chính là làm cho họ luôn có cảm giác được làm chủ. Ví dụ như cho phép họ làm việc tại nhà, đến và đi vào thời gian của họ. Bên cạnh đó, nếu họ làm việc hiệu quả, bạn cũng có thể cân nhắc loại bỏ mọi nhu cầu báo cáo.
Nhân viên hay nghi ngờ (The Cynics)
Biểu hiện hành vi, tâm lý
Họ định vị mình là kiểu thường ngụy biện cho các hành vi của họ là sự thực tế mà những nhân viên khác nên lắng nghe để tốt hơn. Có 3 loại biểu hiện hành vi, tâm lý chính cho nhóm toxic employee này, bao gồm:
- Sự hoài nghi phòng thủ, ví dụ như không phải họ không cố gắng, chỉ là mọi thứ thật tệ và họ thậm chí không muốn thử bất kỳ một kế hoạch nào.
- Sử dụng sự hoài nghi để làm mất uy tín của người khác.
- Luôn đưa ra những yếu tố lý tưởng hóa trong cuộc sống.
Tìm hiểu thêm: 10 cách quản lý nhân sự hiệu quả mà nhà quản lý nào cũng nên biết
Cách đối phó hiệu quả
Đối với những nhân viên có mức độ hoài nghi cao, hãy cung cấp cho họ sự rõ ràng, công bằng, minh bạch. Bên cạnh đó, để quản lý một nhóm nhân viên có xu hướng hoài nghi, nghi ngờ, bạn có thể áp dụng các bước sau:
- Xác định nguyên nhân: Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự hoài nghi, nghi ngờ của nhóm nhân viên. Có thể do sự thiếu tin tưởng vào lãnh đạo, sự thiếu minh bạch trong quản lý hoặc các vấn đề khác.
- Tạo môi trường tin tưởng: Tạo ra một môi trường làm việc đầy đủ tin tưởng và minh bạch. Bạn nên thường xuyên giao tiếp với nhân viên và lắng nghe ý kiến của họ.
- Tăng cường đào tạo: Đào tạo nhân viên về các kỹ năng quản lý và làm việc nhóm có thể giúp họ hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của nhóm và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức.
- Đề ra các mục tiêu rõ ràng: Đề ra các mục tiêu rõ ràng cho tổ chức và từng nhóm nhân viên. Điều này sẽ giúp các nhân viên hiểu rõ hơn về mục tiêu công ty và đóng góp của họ vào sự thành công của tổ chức.
- Tạo sự thay đổi: Tạo ra sự thay đổi và đổi mới trong công việc để tạo cảm giác hứng thú và động lực cho nhân viên.
Nhân viên bi quan (The The Pessimist)
Biểu hiện hành vi, tâm lý
Đây là nhóm toxic employee này thường rất dễ bị tổn thương bởi lời nói hoặc hành động của những nhân viên xung quanh. Tuy vậy, họ thường không thuộc nhóm nhân viên có hiệu suất cao và hướng đến kết quản. Một vài biểu hiện của nhóm nhân viên này như sau:
- Không thể hoặc khó chấp nhận được phản hồi nhanh chóng.
- Họ có thể làm bộ mặt hài lòng, bình thản giả tạo, nhưng thực tế, họ tổn thương và họ không bao giờ quên.
- Họ không bao giờ giao tiếp trực tiếp và trung thực khi họ tức giận với ai đó, khả năng giải thích thực tế của họ ngày càng trở nên méo mó.
Cách đối phó hiệu quả
- Hãy học cách giao tiếp khéo léo và tránh những phản hồi tiêu cực với nhóm nhân viên này.
- Hãy giao cho họ những công việc nhẹ nhàng hơn, cung cấp cho họ môi trường yên tĩnh để làm việc.
- Đưa ra sự thông cảm, đồng cảm với họ nhiều hơn để giúp họ cảm thấy có được “đồng minh” nơi làm việc.
Nhân viên thích buôn chuyện (The Hot Mes)
Biểu hiện hành vi, tâm lý
Nhóm nhân viên Toxic này thường không đủ năng lực để hoàn thành công việc của mình, điều này không chỉ gây ra sự thất vọng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nếu như không có sự cải thiện trong tình hình hiện tại, thì rủi ro về thời gian và chi phí của các dự án của đội nhóm sẽ tăng lên đáng kể.
Hot Mess được đánh giá là một lựa chọn tốt hơn cho nhóm. Nhưng nếu nhóm nhân viên này hoạt động quá mức, thường xuyên kêu gọi sự giúp đỡ, quá phụ thuộc vào người khác có thể làm các nhân viên khác cảm thấy bức xúc và khó chịu. Những biểu hiện thường gặp của nhóm nhân viên này như:
- Họ luôn thể hiện sự khó khăn trong công việc.
- Không thường xuyên tuân thủ uy tín.
- Thiếu uy tín, thụ động trong công việc.
- Có thái độ chống lại sự thay đổi.
Cách đối phó hiệu quả
- Cung cấp cho họ thêm các kế hoạch đào tạo để nâng cao kỹ năng, khả năng làm việc.
- Nâng cao nhận thức của họ thường xuyên về việc tự chủ động hoàn thành nhiệm vụ của chính họ.
Nhân viên lười biếng (The Slacker)
Biểu hiện hành vi, tâm lý
Đây là cũng là một trong những nhóm toxic employee phổ biến tại công sở. Giống với nhóm nhân viên thích buôn chuyện, nhóm lười biếng cũng khiến các nhân viên khác tiêu tốn thời gian, năng lượng, sự nhiệt tình. Nhóm nhân viên này sẽ có những biểu hiện này:
- Tỏ ra vui mừng khi những nhân viên khác làm việc chậm chạp hơn họ.
- Họ không quan tâm đến những thành viên khác hay người quản lý nghĩ gì với họ. Nếu họ có thể trốn tránh được công việc bất kỳ lúc nào, họ sẽ thực hiện điều đó.
- Không quan tâm đến những thời hạn trong công việc.
- Thường xuyên vắng mặt nhiều nhất có thể.
Tìm hiểu thêm: 7 cách quản lý nhân viên cứng đầu mà nhà nhà quản lý nên biết
Cách đối phó hiệu quả
- Tìm hiểu về những nguyên nhân khiến họ bất mãn và trở nên lười biếng trong công việc.
- Đưa ra cho họ những kỳ vọng rõ ràng liên quan đến công việc.
- Yêu cầu họ đưa ra giải trình cho những vấn đề mà họ không hoàn thành do sự lười biếng của họ.
- Ghi nhận và khen thưởng những sự cố gắng của họ.
Nhân viên “chết vì nghĩa” (The Martyr)
Biểu hiện hành vi, tâm lý
Đây là nhóm toxic employee đối ngược với nhóm nhân viên lười biếng. Họ có ước mơ trở thành những người quản lý, người dẫn đầu. Vì vậy, họ luôn làm những vấn đề bản thân muốn để thể hiện vai trò quan trọng của họ trong tổ chức. Một số biểu hiện của nhóm nhân viên độc hại này như sau:
- Không biết các giới hạn của bản thân trong công việc.
- Luôn muốn để mọi người biết những gì họ hy sinh, cống hiến cho công việc. Đôi khi điều này trở thành sự khoe khoang.
- Thường xuyên có thái độ phàn nàn, góp ý không mang tính chất xây dựng.
- Luôn xoi mói, phủ định niềm tin của các nhân viên khác.
- Họ dễ bị kiệt sức trong công việc.
Cách đối phó hiệu quả
- Ủy quyền cho nhân viên những nhiệm vụ phù hợp với họ.
- Khuyến khích họ có thời gian nghỉ ngơi để không bị kiệt sức.
- Công nhận họ nhưng nên đưa ra những góp ý phù hợp cho công việc của họ.
Tóm lại, mỗi nhóm toxic employee sẽ có những cách đối phó khác nhau. Quan trọng là người quản lý cần phải xác định họ thuộc nhóm nào. Hy vọng bài viết trong chuyên mục Tin tức ngày hôm nay sẽ hữu ích cho bạn.Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV – nền tảng công nghệ tuyển dụng và kết nối việc làm hàng đầu hiện nay. Tại TopCV sẽ cung cấp cho bạn các tài liệu liên quan đến tuyển dụng và quản lý nhân viên hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Quiet quitting là gì? 7 cách giúp Leader đối phó với trào lưu này