6 cách quản lý nhân viên có cá tính mạnh mà người làm sếp cần biết

2906
cách quản lý nhân viên

Không ít doanh nghiệp cho rằng việc quản lý nhân viên có vẻ dễ dàng. Thế nhưng thực tế cho thấy, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng có khá nhiều nhân viên nên cách quản lý nhân viên cấp dưới không đơn giản. Thậm chí nếu quản lý sai cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự. Cùng tuyendung.topcv.vn tìm hiểu về cách quản lý nhân viên hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Quản lý nhân viên là gì?

Có thể hiểu đơn giản, quản lý nhân viên là việc khai thác, sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Quản lý nhân viên bao gồm công tác: khai thác, quản lý, sử dụng nhân sự của doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất. Công tác quản lý nhân lực cũng liên quan tới một số công việc như: thu hút, tuyển dụng nhân sự, tính lương, đào tạo, đánh giá khen thưởng nhân viên.

Cách quản lý nhân viên nên đúng mực
Cách quản lý nhân viên nên đúng mực

Song song với đó, quản lý nhân sự cũng là công tác kiểm tra và điều chỉnh lại để đáp ứng nhu cầu sử dụng, bảo vệ, phát triển tiềm năng của nhân viên sao cho hiệu quả nhất. Công tác quản trị nhân sự đòi hỏi HR cần có sự hiểu biết về con người ở nhiều góc độ. Đồng thời phải hiểu rằng, con người là trung tâm sự phát triển, từ đó tạo mục đích để nhân viên phát huy hết những khả năng tiềm ẩn, tránh lãng phí nguồn lực, tăng hiệu suất công việc.

>>>Xem thêm: Cách quản trị nhân sự của người Nhật nên hay không nên học?

6 Cách quản lý nhân viên hiệu quả dành riêng cho nhà lãnh đạo

Với nguyên tắc trên, trong quá trình quản lý nhân viên, đặc biệt là những nhân viên có cá tính mạnh, nhà quản lý cần lưu ý:

Luôn tôn trọng và tin tưởng nhân viên

Những nhân viên cá tính mạnh thường sẽ gây ra một chút khó khăn cho công tác quản lý. Thế nhưng họ vẫn mang đến những giá trị cho doanh nghiệp, đây cũng có thể là những người có tư duy sáng tạo, có tài năng, năng lực làm việc đặc biệt.

cach-quan-ly-nhan-vien-3
Luôn tin tưởng và tôn trọng ý kiến của nhân viên

Quá trình quản trị nhân sự, người quản lý không nên quá cứng nhắc với nhân viên cá tính. Chỉ cần đảm bảo rằng mọi thứ vẫn trong khuôn khổ thì hãy tôn trọng và nghiêm túc lắng nghe, trao đổi để nhân viên tiếp thu và từ từ thay đổi bản thân cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Không ngắt lời nhân viên trước đám đông

Quản lý không khéo và phản bác lại quan điểm của những nhân viên có cá tính mạnh không giải quyết được vấn đề gì. Thậm chí còn có thể khiến họ cãi lại, làm gián đoạn công việc chung vì họ cho rằng quan điểm của họ mới đúng đắn.

Nếu gặp trường hợp như vậy, người quản lý nên kiên nhẫn, sau đó đề xuất họ hãy tới địa điểm nào đó, dành thời gian để lắng nghe kỹ hơn về ý kiến của nhân viên.

Lắng nghe nhân viên

Khi đã đưa ra thời gian để cho nhân viên trình bày về quan điểm của họ, người quản lý cần dành thời gian để lắng nghe những ý tưởng hay đề xuất của họ. Nếu bạn chọn lờ họ đi sẽ khiến các buổi họp trở nên căng thẳng, hơn nữa sẽ làm nhân viên mất đi tính kiên nhẫn.

Hạn chế đổ lỗi

Ngay cả khi kế hoạch làm việc gần đây có nhiều bất ổn, không hiệu quả bạn cũng không nên quy chụp trách nhiệm và đổ lỗi cho những nhân viên có tính mạnh. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, tự ái và tạo ra những mâu thuẫn không đáng có. Hậu quả không chỉ là ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhóm mà còn làm bạn mất đi những nhân viên tiềm năng, khiến những nhân viên còn lại cảm thấy hoang mang vì cách xử lý thiếu chuyên nghiệp.

Cảm thông với nhân viên

Điều đó không có nghĩa là bạn luôn đồng ý với những quan điểm của nhân viên. Hãy dành chút thời gian tìm hiểu về quan điểm của nhân viên để giúp họ đưa ra kế hoạch làm việc tốt hơn. Nhà quản lý cần giúp nhân viên hiểu rằng: to tiếng hay phàn nàn sẽ không giúp họ vượt qua được những tình huống khó. Nhân viên cần ứng xử tinh tế hơn nếu rơi vào những tình huống như vậy.

cach-quan-ly-nhan-vien-4
Thấu hiểu và cảm thông với mỗi nhân viên

Đồng thời, ở cương vị người quản lý bạn cũng không nên để bản thân bị ảnh hưởng bởi cơn giận giữ của nhân viên. Nếu bạn không đủ bình tĩnh để nói chuyện với nhân viên đó, hãy nhờ nhân viên khác nói chuyện hoặc yêu cầu họ kiềm chế bản thân. Khi mọi chuyện đã ổn định trở lại, hãy để bản thân họ thấy rằng phản ứng quá đà như thế sẽ ảnh hưởng đến lộ trình thăng tiến của họ và làm văn hóa doanh nghiệp đi xuống.

Tránh tranh giành quyền lực

Khi bạn bị cuốn theo tâm lý của những nhân viên có cá tính mạnh bạn cần điều khiển lại cảm xúc và cuộc trò chuyện, cần nhìn ra được vấn đề cụ thể và khai thác được tiềm năng của ứng viên.

Ngay cả khi thấy nhân viên đe dọa đến quyền lực của mình bạn cũng cần bình tĩnh, hít thở sâu để nhắc bản thân rằng: bạn không cần chứng minh điều gì cho nhân viên cả. Họ muốn thăng chức để phát triển sự nghiệp nên nếu như bạn giận dữ hay khó chịu thì họ sẽ rất đắc ý.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng các nhà quản lý nhân sự có thêm những thông tin hữu ích từ đó có cách quản lý nhân viên hiệu quả, nâng cao hiệu suất công việc và tạo nên văn hóa doanh nghiệp tốt hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp muốn tuyển dụng đội ngũ nhân viên tài năng, chuyên nghiệp có thể lựa chọn các nền tảng đăng tin tuyển dụng uy tín như: tuyendung.topcv.vn. Đây là trang tin tuyển dụng được hơn 300.000 doanh nghiệp lựa chọn với hơn 5.500.000 hồ sơ ứng viên, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm được những ứng viên ưu tú, đáp ứng tiêu chí tuyển dụng đưa ra trước đó.

>>>Xem thêm: