Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý là công tác đánh giá hiệu quả công việc của bộ máy nhân sự. Để đảm bảo hiệu quả, chính xác trong quá trình đánh giá nhân viên, nhà quản lý cầm nắm rõ các phương pháp, quy trình thực hiện đánh giá hiệu suất làm việc. Cùng tìm hiểu đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là gì, mục tiêu, quy trình và những mẫu đánh giá hiệu suất của nhân viên với bài viết sau trong chuyên mục cẩm nang tuyển dụng.
Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là gì?
Công tác đánh giá hiệu suất làm việc là nhiệm vụ của các nhà quản lý nhằm xem xét, đánh giá quá trình làm việc của nhân sự đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có những hình thức khen thưởng, xử lý thích hợp để bộ máy nhân sự đạt được hiệu quả tối đa trong công việc, hướng tới mục tiêu phát triển chung của công ty.
Mỗi nhân viên đều có những nhiệm vụ, chức năng riêng biệt trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ khi từng cá nhân trong hệ thống nhân sự thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao mới có thể mang lại giá trị cho công ty. Chính vì thế, đánh giá hiệu suất của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp có được phương án đào tạo, hỗ trợ phát triển hay các hình thức xử lý thích hợp sao cho tối ưu nhất.
>>>Xem thêm: 9 cách tạo động lực cho nhân viên làm việc ngày càng hiệu quả
Mục tiêu của đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Đánh giá nhân viên có đạt hiệu suất làm việc được giao hay không mang đến rất nhiều thông tin cho nhà quản lý. Qua đó, giúp cho đội ngũ quản lý đạt được một số mục tiêu như:
Giúp nhân viên tăng cường tập trung trong công việc
Thông qua mỗi đợt đánh giá hiệu suất làm việc, nhân viên sẽ ý thức được tình hình công việc của bản thân. Từ đó tự nhận thấy bản thân đã thực sự tập trung, nỗ lực trong công việc hay chưa và đưa ra những thay đổi tích cực cho chính mình nhằm đóng góp nhiều hơn cho công ty.
Cải thiện hiệu suất làm việc
Với những nhận xét, đánh giá khách quan về tình hình làm việc của nhân viên, nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng thể về hiệu suất của doanh nghiệp và đưa ra những phương án nhằm tối ưu hóa nguồn lực trong bộ máy nhân sự sao cho hiệu suất làm việc cao hơn. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí, nhân lực và vật lực trong quá trình hoàn thành mục tiêu đề ra.
Xây dựng kế hoạch phát triển cho nhân viên
Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên cũng giúp chỉ ra được những điểm yếu, mặt hạn chế của nhân sự. Nhà quản lý sẽ dựa vào đó để vạch ra những kế hoạch, phương hướng đào tạo phù hợp nhất với nhân viên. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc, doanh nghiệp cũng sẽ có được những nhân sự chủ chốt trong bộ máy vận hành.
Cải thiện giao tiếp giữa nhà quản lý và nhân viên
Để đánh giá khách quan, nhà quản lý và nhân viên sẽ ngồi lại với nhau để trao đổi thẳng thắn những vấn đề chưa được gỡ bỏ giữa đôi bên. Điều này giúp nhà quản lý thấu hiểu những nhân sự cấp dưới của mình và thúc đẩy khả năng phát triển của nhân viên, giúp quản lý con người hiệu quả.
Các phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đánh giá hiệu suất công việc của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mục đích, phương hướng khác nhau của mỗi doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ lựa chọn những phương pháp thích hợp nhằm đem đến hiệu quả tối đa trong công tác đánh giá, nhận xét nhân sự.
Phương pháp đánh giá hiệu suất công việc 360 độ
Đây là phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc khách quan nhất với sự tham gia của rất nhiều phía như nhân sự quản lý trực tiếp, đồng nghiệp, phòng ban liên quan, nhân sự dưới quyền, khách hàng, đối tác làm việc trực tiếp, … Thông qua những ý kiến, đánh giá từ nhiều phía, nhà quản lý sẽ có được cái nhìn đa chiều và toàn cảnh nhất về hiệu suất làm việc của nhân viên.
Phương pháp đánh giá thang điểm cố định hành vi (BARS)
Phương pháp này sử dụng khung đánh giá được xây dựng từ trước để chấm điểm những công việc mà nhân sự đã hoàn thành theo vị trí làm việc. Đây là cách đánh giá hiệu suất làm việc đơn giản nhất, đảm bảo công bằng cho tất cả các nhân sự ở cùng vị trí. Thông qua đó, nhà quản lý có thể dễ dàng nắm bắt được hành vi của nhân viên và đưa ra các phương án giải quyết, cải thiện tình hình công việc.
Phương pháp đánh giá theo mục tiêu (MBO)
Phương pháp đánh giá nỗ lực, tập trung của nhân viên thông qua các mục tiêu trong công việc theo những nhiệm vụ đã đặt ra ban đầu. Thông qua các mục tiêu đã hoàn thành, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra được đánh giá mức độ hiệu quả trong những yêu cầu được đề ra trước đó. Phương pháp đánh giá này phù hợp với những công việc mang tính cá nhân.
Phương pháp đánh giá trung tâm
Thông qua những ghi nhận, quan sát về tình hình thực tế công việc hoặc những tình huống giả định của nhân viên, nhà quản lý sẽ có những đánh giá để hiểu rõ những tác động gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân sự. Từ những số liệu, thông tin đó, nhà quản lý có thể dự đoán được hiệu suất công việc sau này.
Phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc dựa trên chi phí
Phương pháp đánh giá dựa vào những số liệu so sánh, phân tích giữa lợi ích và đóng góp cho doanh nghiệp, tổ chức. Những lợi ích mà nhân viên được hưởng cần tỉ lệ thuận với những giá trị mà nhân viên đó đem lại cho công ty. Từ đó, nhà quản lý sẽ có những đánh giá chính xác nhất về hiệu suất của nhân viên trong công việc.
Quy trình đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Đánh giá nhân viên cần được thực hiện theo quy trình được xây dựng kỹ lưỡng, bài bản nhằm đem đến sự công bằng, minh bạch đối với mọi nhân sự. Một quy trình đánh giá hiệu suất làm việc thường theo những bước sau:
Xây dựng mẫu đánh giá
Với mỗi phòng ban, vị trí làm việc, nhà quản lý cần xây dựng bản mô tả đầy đủ những công việc đảm nhận. Thông qua đó, nhân viên sẽ có được những đánh giá của bản thân trong công việc của chính mình. Nhà quản lý cũng cần đặt ra những tiêu chuẩn, quy trình làm việc để đưa ra đánh giá khách quan nhất.
Chọn phương pháp đánh giá phù hợp
Tùy thuộc vào đặc thù công việc, quy mô, sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ đưa ra phương án lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp nhất.
Thực hiện đánh giá nhân viên
Khi thực hiện công tác đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, nhà quản lý cần bắt đầu bằng việc để nhân viên tự mình đánh giá chính bản thân. Tiếp đó, nhà quản lý cần trực tiếp đánh giá, nhận xét với từng nhân viên. Quá trình thực hiện cần diễn ra liên tục giữa từng vị trí, từng phòng ban để có những so sánh, đánh giá khách quan nhất.
Ghi nhận, phản hồi nhân viên
Với những kết quả đã có được sau buổi nhận xét 1 – 1 với nhân viên, nhà quản lý cần đưa ra những nhận xét, nêu ra những mong đợi, yêu cầu đối với nhân viên nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả công việc. Hãy tránh đưa những cảm tính cá nhân và biến buổi phản hồi đánh giá một cuộc công kích hay ca tụng một nhân viên nào đó. Điều này sẽ khiến cho không khí doanh nghiệp trở nên căng thẳng, gây ra sự đố kỵ, không bằng lòng giữa nhân sự và quản lý hay giữa các nhân sự với nhau.
Tổng hợp kết quả đánh giá nhân sự
Những kết quả đánh giá cần được thống kê, lưu trữ và tổng hợp nhằm đưa ra được cái nhìn chính xác nhất về hiệu quả công việc của từng nhân viên, phòng ban so với trước đó. Điều này giúp nhà quản lý nhìn ra được những trường hợp đã có sự phát triển, cố gắng trong công việc.
Định hướng nhân sự sau đánh giá
Với những kết quả đã được tổng hợp, nhà quản lý sẽ dựa vào những thông đó để đưa ra cách quản lý nhân sự hiệu quả cũng như những định hướng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, kế hoạch đề ra của doanh nghiệp.
Một số mẫu đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Xây dựng mẫu đánh giá hiệu suất làm việc cần có đủ một số tiêu chí như:
- Rõ ràng, đầy đủ, không gây nhầm lẫn.
- Dễ dàng thực hiện và triển khai khi đánh giá nhân sự.
- Đạt được các mục tiêu đánh giá của doanh nghiệp.
- Tổng hợp thông tin nhanh chóng, dễ dàng.
- Công bằng, tránh mang yếu tố chủ quan, cảm tính trong kết quả.
Dưới đây là một số mẫu đánh giá được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong công tác đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
Mẫu đánh giá hiệu suất làm việc nhân viên hàng năm
Mẫu đánh giá hiệu suất làm việc hàng năm thường được sử dụng vào thời điểm tổng kết, kết thúc năm làm việc và chuẩn bị kế hoạch năm tiếp theo cho nhân viên. Thông qua bản đánh giá này, nhà quản lý sẽ có cái nhìn khách quan nhất về thành quả, hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó đưa ra được những điểm cần phát huy hoặc cải thiện trong công việc của nhân sự.
Tải xuống: TẠI ĐÂY
Mẫu đánh giá hiệu suất làm việc nhân viên hàng quý
Với những nhân sự mới hoặc những doanh nghiệp có đánh giá thường xuyên về nhân viên thì mẫu đánh giá hiệu suất làm việc theo quý sẽ giúp nhà quản lý đưa ra những nhận xét về năng lực, hiệu quả làm việc. Thời gian 1 quý đủ dài để có thể nhận ra những kỹ năng, kinh nghiệp và thành quả của một nhân sự.
Tải xuống: TẠI ĐÂY
Với những thông tin trên, chắc hẳn đã giúp cho bạn hiểu hơn về đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Hy vọng qua đó, nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp sẽ có thêm những thông tin hữu ích nhằm chuẩn bị cho công tác đánh giá, nhận xét hiệu suất làm việc sắp tới. Nếu cần tìm hiểu thêm những thông tin khác về tuyển dụng, quản trị nhân sự hay đăng tin tuyển dụng, ghé thăm ngay website tuyendung.topcv.vn. Là trang tuyển dụng uy tín lớn nhất tại Việt Nam, TopCV tự hào mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp nhân sự tốt nhất, hiệu quả nhất giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực.
>>>Xem thêm: Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm mới nhất 2023