Phương pháp quản trị mục tiêu hiệu quả (MBO), hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Vậy MBO là gì? Những lợi ích cụ thể mà doanh nghiệp nhận được khi áp dụng MBO là gì? Quản trị mục tiêu được đặc ra theo cách nào? Bài viết dưới đây trong chuyên mục Cẩm nang tuyển dụng của Blog Tuyển Dụng sẽ giúp các bạn có được câu trả lời cụ thể.
MBO là gì?
Management by Objectives viết tắt MBO, đây là phương pháp quản lý xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi cá nhân, bộ phận. Sau đó giám sát, ghi nhận và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Mục tiêu của quản trị là giúp mỗi nhân sự trong doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả công việc căn cứ vào kế hoạch đề ra của doanh nghiệp. Đồng thời về phía doanh nghiệp cũng có được cái nhìn tổng quan về năng suất lao động của mỗi cá nhân và có những chiến lược cụ thể nhằm thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ về MBO hãy tham khảo một số ví dụ cụ thể về nhân sự, trưởng bộ phận, Giám đốc dưới đây:
MBO cho Doanh nghiệp
- Đứng đầu thị trường
- Đạt tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 92%
- Tăng độ nhận diện thương hiệu lên 25%
- Đạt lợi nhuận 500.000$/tháng
- Trong 1,5 năm hoàn vốn sản phẩm mới
MBO cho phòng Marketing
- Đạt 1000 khách hàng tiềm năng hằng tháng
- Mang về 40% tổng doanh thu
- Tăng lượt truy cập vào website lên 2 lần
- Tăng 30% tỷ lệ chuyển đổi trang đích
- Tăng độ nhận diện thương hiệu lên 25%
MBO cho bộ phận bán hàng
- Đạt 50 khách hàng đăng ký mới
- Giao dịch trung bình khoảng 150.000$
- Chu kỳ bán hàng giảm xuống còn 3 tháng
- Ký được thành công 20% hợp đồng
MBO cho HR
- Đảm bảo 85% nhân sự hài lòng
- Tăng độ tương tác của nhân sự lên 85%
- Duy trì mức thưởng cao hơn 10% so với mức trung bình của ngành và thị trường
- Trao đổi với bộ phận bán hàng để xác định yêu cầu tuyển dụng
- Tăng ROI lên 5%
- Hoàn thành việc tổ chức 2 sự kiện cho công ty
- Tổ chức 1 chương trình đào tạo lãnh đạo
Đặc trưng của mô hình MBO
Mô hình quản trị theo mục tiêu có một số đặc trưng cơ bản như:
- Hàng năm các mục tiêu đặt ra sẽ được ban hành bằng văn bản, các nhà quản lý sẽ theo dõi thường xuyên để nắm được tiến độ thực hiện
- Phần thưởng cho nhân viên dựa vào mức độ hoàn thành mục tiêu
- Các nhà quản lý nhân sự trực tiếp là người lập ra mục tiêu, đánh giá hiệu suất công việc
- Mục tiêu của MBO là thiết lập cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp
- Có thể chuyển từ mục tiêu chung của doanh nghiệp thành những mục tiêu cá nhân để tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt và có trách nhiệm với công việc.
- Mô hình MBO cũng có các chỉ số đánh giá định kỳ về hiệu suất, nhân viên sẽ được biết các thông tin hiệu suất thực tế so với hiệu suất mục tiêu để nhìn nhận rõ hơn về hiệu quả công việc của mình
Vì sao doanh nghiệp cần tới phương pháp MBO?
Sử dụng MBO trong quản trị mục tiêu doanh nghiệp có thể đạt được các lợi ích như:
Thúc đẩy quá trình lập kế hoạch
Khi thực hiện việc quản lý theo phương pháp MBO doanh nghiệp có thể xác định chính xác mục tiêu từ đó có kế hoạch phát triển đúng hướng. Ngoài ra các mục tiêu quản lý sẽ khiến các nhà quản lý quan tâm đến kết quả hơn là quy trình làm việc.
Nâng cao tinh thần làm việc
MBO giúp doanh nghiệp điều hướng mục tiêu cá nhân sang mục tiêu chung. Từ đó tạo nên các mục hiệu ứng cụ thể, mỗi nhân viên có vai trò cụ thể trong doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp có thể kết nối các phòng ban với nhau nhằm nâng cao sự hợp tác kinh doanh trong nội bộ.
Đánh giá công bằng hơn
Áp dụng phương pháp MBO doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng đánh giá hiệu suất công việc của mỗi nhân viên dựa trên mục tiêu công việc đã đề ra. Hơn nữa MBO cũng cho phép doanh nghiệp đánh giá nhân viên một cách công bằng qua cả yếu tố khách quan và thực tế.
Tạo động lực làm việc
Tất cả nhân sự trong doanh nghiệp đều được tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu và đánh giá hiệu suất công việc. Điều này vừa giúp doanh nghiệp phát triển mà còn nhận được sự đồng thuận giữa các bộ phận, do đó công việc của doanh nghiệp cũng được thực hiện trôi chảy, hiệu quả hơn.
Nâng cao chất lượng nhân sự
Quản lý theo mục tiêu MBO giúp thúc đẩy nhân viên tự mình phấn đấu, học hỏi. Khi áp dụng phương pháp này, các nhà quản trị nhân sự cũng học được nhiều kinh nghiệm, từ đó thay đổi cả tư duy, quyền kiểm soát, điều hành vì vậy cũng được nâng cao hơn.
Quản trị theo mục tiêu được đặt ra theo cách nào?
Để quản trị mục tiêu có hiệu quả, doanh nghiệp nên thực hiện theo cách sau đây:
Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Bên cạnh mục tiêu dài hạn như sứ mệnh, tầm nhìn cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Các mục tiêu do người giám sát đặt ra chỉ mang tính tạm thời, căn cứ vào các quan sát, đánh giá về mục tiêu cần đạt của doanh nghiệp trong thời gian cụ thể.
Xác định mục tiêu đối với nhân viên
Khi đã có được bản kế hoạch và mục tiêu chiến lược, mục tiêu cụ thể, những người làm công tác quản lý có thể làm việc với nhân sự của mình để thực hiện các mục tiêu đó. Đây có thể xem như cuộc trò chuyện gần gũi để chia sẻ những gì doanh nghiệp có thể làm với nguồn lực sẵn có ở thời điểm nhất định đồng thời đưa ra các mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp.
Sau khi xác định mục tiêu dành cho nhân viên có thể áp dụng nguyên tắc 80/20 tập trung xác định 20% mục tiêu chính quyết định 80% còn lại.
Giám sát hiệu suất cũng như tiến độ
Muốn đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, trước tiên mỗi nhân sự cần làm tốt công việc của mình. Chính vì thế doanh nghiệp cần theo dõi sát sao tiến độ cũng như hiệu suất làm việc, sự tiến bộ của mỗi nhân viên.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nhân sự rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc chú trọng vào khâu tuyển dụng, tuyển chọn nhân tài.
Bởi nếu như có được những nhân viên giỏi, phù hợp với tiêu chí tuyển dụng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp hiệu suất công việc tốt hơn. So với các hình thức đăng tuyển trên báo đài tốn kém nhiều chi phí, nhiều đơn vị lựa chọn các kênh tuyển dụng như tuyendung.topcv.vn.
Đây là nền tảng đăng tin tuyển dụng được hơn 350.000 nhà tuyển dụng tin tưởng lựa chọn. Khi đăng tuyển tại đây doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với kho dữ liệu ứng viên khổng lồ lên tới 5.500.000 hồ sơ ứng viên, đặc biệt trong số này có tới 60% ứng viên đã có trên 2 năm kinh nghiệm.
Hơn nữa, nhờ ứng dụng thành công trí tuệ nhân tạo AI trong tuyển dụng, tuyendung.topcv.vn giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả các bài toán khó liên quan đến quy trình tuyển dụng. Từ việc tạo nguồn hồ sơ ứng viên đến sàng lọc hồ sơ ứng viên, đo lường và đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng. Qua đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng tuyển mộ được nhân tài mà vẫn tiết kiệm cả chi phí, thời gian cũng như nhân lực vào hoạt động tuyển dụng.
Đánh giá hiệu suất công việc
Trong phương pháp quản trị mục tiêu, việc đánh giá hoạt động cần được thực hiện thường xuyên bởi đội ngũ ban lãnh đạo và quản lý nhân sự.
Đưa ra những phản hồi về kết quả
Trong phương pháp quản trị mục tiêu, việc phản hồi thường xuyên về kết quả cũng như mục tiêu là bước quan trọng để mỗi nhân viên biết được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân và điều chỉnh cách làm việc.
Phản hồi liên tục có thể thực hiện qua các cuộc họp và đánh giá thường xuyên giữa người quản lý với nhân viên của mình, thảo luận rõ về tiến độ cũng như các vấn đề liên quan để đạt được mục tiêu. Hoạt động này sẽ đưa ra nhiều gợi ý hữu ích để nâng cao chất lượng cho quy trình hoạt động.
Ghi nhận các kết quả đạt được
Trong bước này, những người làm công tác quản lý ngoài việc ghi nhận, đánh giá hiệu quả công việc và khen thưởng những nhân viên hoàn thành mục tiêu, doanh nghiệp cần đưa ra một số chính sách nhằm khuyến khích và động viên để nhân viên cố gắng nhiều hơn nữa.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp MBO
Mặc dù được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ nhưng phương pháp MBO cũng có những ưu điểm và mặt hạn chế. Cụ thể:
Ưu điểm
MBO là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang đến những thành tựu nhất định trong công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp:
- Nắm bắt chính xác về năng lực cũng như hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên, phòng ban
- Là tiền đề để mỗi nhân viên hiểu rõ về công việc của mình và có chiến lược phát triển bản thân, hoàn thành tốt công việc được giao.
- Phương pháp MBO cũng giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả hơn. Mỗi cá nhân hiểu được rõ vai trò cũng như nhiệm vụ của mình. Đây cũng chính là yếu tố giúp doanh nghiệp đạt được những giá trị lớn trong việc quản trị mục tiêu chung.
- Tạo nên một môi trường làm việc cởi mở: mỗi nhân viên đều nỗ lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu của bản thân. Điều này cũng giúp họ phát triển năng lực, có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm song phương pháp MBO cũng có nhiều hạn chế như:
- Có thể khiến nhân viên cảm thấy căng thẳng, áp lực vì lượng công việc trong mục tiêu
- Phương pháp quản trị mục tiêu chỉ phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn, do tính định lượng nên không thích hợp với các kế hoạch dài hạn
- Việc áp dụng phương pháp MBO có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào sự giám sát, hỗ trợ của bộ phận quản lý
- Sở dĩ cần thường xuyên giám sát, theo dõi là để đưa ra biện pháp cải thiện và điều chỉnh kịp thời khi cần
- Khi áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu có thể xảy ra trường hợp khó duy trì kết nối giữa các nhân viên và phòng ban vì ai cũng chỉ hướng đến mục tiêu riêng của mình
- Phương pháp MBO có thể khiến các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra cứng nhắc và không có sự kết nối
- Muốn triển khai phương pháp quản trị hiệu quả trong doanh nghiệp cần tiến hành họp bàn, lên kế hoạch nhiều lần nên khá tốn thời gian
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp MBO
Muốn áp dụng phương pháp MBO hiệu quả cần đặc biệt lưu ý đến các vấn đề sau đây:
- Đảm bảo các mục tiêu được lập ra rõ ràng và có thể đo lường được
- Nên xây dựng và đưa ra các mục tiêu khả thi, hợp lý, không nên đặt ra mục tiêu không thực tế hoặc quá cao khó thực hiện.
- Cần tạo một môi trường lành mạnh, khuyến khích hợp tác và giao tiếp trong doanh nghiệp
- Đảm bảo việc theo dõi và đánh giá kết quả phải diễn ra liên tục
Với những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý nhân sự hiểu rõ MBO là gì cũng như cách quản trị mục tiêu hiệu quả, nâng cao hiệu suất lao động và nâng cao chất lượng nhân sự. Từ đó tạo nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững và có đủ tiềm lực cạnh tranh với các đơn vị khác.