Sa thải nhân viên thường xảy đến khi hiệu suất công việc quá kém hoặc một nguyên do đặc biệt nào đó. Trải nghiệm này là điều không doanh nghiệp nào muốn trải qua. Thế nhưng khi buộc phải làm vậy, doanh nghiệp cần lưu ý tới một số vấn đề được nhắc tới trong bài viết dưới đây của chuyên mục cẩm nang tuyển dụng để làm hài hòa hai bên và cũng tránh rắc rối cho chính doanh nghiệp.
Những lưu ý dành cho doanh nghiệp trước khi sa thải nhân viên
Trước khi chính thức có quyết định sa thải nhân viên, nhà quản lý cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau đây:
Lý do để sa thải nhân viên là gì?
Doanh nghiệp có nhiều lý do để sa thải một nhân viên. Thế nhưng thực tế cũng cho thấy rằng không ít đơn vị gặp rắc rối sau khi ra quyết định cho nhân viên nghỉ việc.
Vì thế trước tiên để đảm bảo về mặt pháp lý, tránh các rắc rối về sau doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới các vấn đề sau khi sa thải nhân viên: giới tính, tình trạng sức khỏe, tuổi tác,… Đồng thời cần lưu ý tới các điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký kết trước đó với nhân viên.
>>>Xem thêm: Cách sa thải nhân viên khéo léo & tinh tế
Chế độ phúc lợi cho nhân viên nghỉ việc ra sao?
Trong rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp không cần phải hỗ trợ nhân viên bị thôi việc. Tuy nhiên việc làm cần thiết vẫn là kiểm tra lại các điều Luật liên quan tới vấn đề này. Hoặc trong trường hợp, Hợp đồng lao động đã ký kết có nhắc tới khoản trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp nên thực hiện điều đó. Việc làm này vừa tạo ấn tượng tốt với nhân viên vừa thể hiện uy tín của doanh nghiệp.
Cẩn thận và tự tin khi sa thải nhân viên
Doanh nghiệp phải trải qua một quy trình tuyển dụng phức tạp mới có thể lựa chọn được ứng viên vừa ý. Tuy nhiên sau vài tháng làm việc bạn thấy rằng nhân viên có thái độ không tốt với đồng nghiệp hoặc hiệu suất công việc kém.
Trong trường hợp này bạn có thể chấm dứt hợp đồng với nhân viên để bảo vệ thành tích cũng như môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp, tránh ảnh hưởng tới các nhân viên khác.
Cần có số liệu cụ thể
Nghĩa là khi nhận thấy những phản hồi tiêu cực về nhân viên hoặc hiệu suất công việc của họ kém, doanh nghiệp và những người làm công tác quản trị nhân sự cần thu thập những bằng chứng xác thực và lưu lại để làm căn cứ trong trường hợp buộc phải sa thải nhân viên đó.
Trong trường hợp doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho những nhân viên đó nhưng không đạt được hiệu quả, buộc phải sa thải và nhân viên không cam tâm thì hãy đưa ra bằng chứng trước đó.
Đừng khiến nhân viên căng thẳng
Ngay cả khi phải đưa ra quyết định nghỉ việc bạn cũng nên thực hiện điều này một cách tế nhị, kín đáo, ví dụ như: đọc quyết định trong phòng họp. Sẽ không có lợi ích gì khi bạn làm cho nhân viên đó cảm thấy ngượng ngùng và xấu hổ vì bị đuổi việc. Sau khi công bố quyết định, hãy giúp đỡ nhân viên rời khỏi công ty.
Đồng thời cũng cần chắc chắn rằng các tài liệu bảo mật hay vật dụng cần thiết, tài sản của doanh nghiệp đã được thu thập lại. Để đảm bảo tính bảo mật hãy dừng những tài khoản nhân viên đó sử dụng hoặc thay đổi mật khẩu. Không nên để nhân viên bị sa thải ở riêng với máy tính công ty hay những dữ liệu bí mật tránh trường hợp tâm lý họ quá khích và làm gì đó để trả đũa.
Hoàn thiện các khoản cần thiết cho nhân viên
Các con số về lương hay chế độ phúc lợi cần được đảm bảo cho nhân viên khi họ bị sa thải. Nếu có thể hãy đảm bảo các vấn đề để người lao động có thể nhận được bảo hiểm thất nghiệp sau khi bị cho thôi việc.
Trong giới hạn cho phép, doanh nghiệp có thể giới thiệu cho nhân viên một công việc mới hoặc ít nhất đảm bảo họ không quá khó khăn sau khi nghỉ việc. Điều này không chỉ tạo ấn tượng tốt với nhân viên bị nghỉ việc mà những nhân viên khác cũng cảm thấy yêu mến doanh nghiệp hơn rất nhiều.
Sa thải nhân viên chưa bao giờ là điều dễ dàng, thế nhưng nếu nhân viên đó gây rối môi trường công sở hoặc làm việc kém hiệu quả thì điều này là bắt buộc phải thực hiện. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần nắm rõ những lưu ý khi sa thải nhân viên để tránh rắc rối về sau nhé.
Ngoài ra muốn đảm bảo chất lượng nguồn lực, mỗi doanh nghiệp nên đặc biệt chú trọng từ những bước đầu của quy trình tuyển dụng. Ví dụ khi đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn ứng viên, sàng lọc và chọn lựa ứng viên cần được thực hiện cẩn thận, chính xác và khách quan để tránh những rủi ro về nhân lực, tài chính khi sa thải nhân viên.
Muốn thế, doanh nghiệp nên đăng tin tuyển dụng và lựa chọn dịch vụ tuyển dụng thông minh của tuyendung.topcv.vn. Không chỉ giúp tiếp cận với kho dữ liệu hồ sơ ứng viên khổng lồ (hơn 5.500.000 hồ sơ với hơn 60% đã có trên 2 năm kinh nghiệm) TopCV với ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI giúp doanh nghiệp giải quyết cùng lúc những khó khăn của quá trình tuyển dụng. Từ việc tạo nguồn hồ sơ, sàng lọc hồ sơ, đánh giá ứng viên,… giúp doanh nghiệp tuyển dụng được nhân sự chất lượng, phù hợp cống hiến hết mình vì doanh nghiệp và gắn bó lâu dài.