ROI – Return on Investment (lợi nhuận đầu tư) là một thuật ngữ thường được sử dụng trong các chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, bạn có biết ROI cũng rất quan trọng trong tuyển dụng? Trong bài viết này, Tuyendung.TopCV.vn sẽ cùng bạn sẽ tìm hiểu ROI là gì và công thức tính ROI trong tuyển dụng như thế nào.
ROI là gì trong tuyển dụng?
Trong tuyển dụng, ROI (Return on Investment) – hay “Tỷ suất lợi nhuận đầu tư” hoặc “Lợi nhuận đầu tư” – là một phép đo đạc hiệu quả của các hoạt động tuyển dụng dựa trên lợi nhuận thu được so với số tiền, các nguồn lực đã đầu tư vào quá trình tuyển dụng. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào ROI để lường giá trị kinh tế mà một tổ chức hay công ty đạt được từ việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên mới.

10 công thức tính ROI tuyển dụng hiệu quả
Để tính toán ROI là gì trong tuyển dụng, bạn sẽ cần dựa vào nhiều thông tin, công thức khác nhau. Hãy cùng tham khảo ngay 10 công thức để tính ROI là gì trong tuyển dụng ngay sau đây nhé:
Chi phí mỗi lần tuyển dụng
Chi phí mỗi lần tuyển dụng (Cost per Hire) là một chỉ số được sử dụng để tính toán chi phí trung bình mà một tổ chức hoặc công ty phải chi trả cho việc tuyển dụng một nhân viên mới. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả và hiệu suất của quá trình tuyển dụng.
Công thức tính:
Chi phí mỗi lần tuyển dụng = Tổng chi phí tuyển dụng / Tổng số lần tuyển dụng |
Xem thêm: Top 10 phương pháp tuyển dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Doanh thu mỗi nhân viên
Doanh thu mỗi nhân viên (Revenue per Employee) là một chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu quả và năng suất làm việc của nhân viên trong việc tạo ra doanh thu cho tổ chức. Khi tính toán ROI là gì trong tuyển dụng, việc biết doanh thu trung bình mà mỗi nhân viên mang lại giúp đánh giá giá trị và hiệu quả của việc tuyển dụng đối với mục tiêu kinh doanh của tổ chức.
Công thức tính:
Doanh thu mỗi nhân viên = Tổng doanh thu / Tổng số nhân viên |
Năng suất lao động
Năng suất lao động trong tuyển dụng có thể hiểu là khả năng và hiệu suất của HR trong việc thu hút, chọn lọc và tuyển dụng ứng viên phù hợp với công ty một cách hiệu quả và nhanh chóng. Hiểu đơn giản, đây chính là cách doanh nghiệp đo lường hiệu suất tuyển dụng của nhân viên.
Năng suất có thể được đo lường thông qua nhiều chỉ số, tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể như:
- Số lượng ứng viên được tiếp cận: HR cần tiếp cận và thu hút được một số lượng lớn ứng viên tiềm năng.
- Số lượng ứng viên được mời phỏng vấn: Năng suất có thể được đánh giá dựa trên số lượng ứng viên được chọn lọc và mời tham gia phỏng vấn.
- Số lượng ứng viên được tuyển dụng: Đây là chỉ số cuối cùng và quan trọng nhất, đánh giá năng suất dựa trên số lượng ứng viên thành công được tuyển dụng vào công ty.
- Thời gian từ khi bắt đầu tìm kiếm đến khi tuyển dụng xong: Năng suất cũng có thể được đánh giá dựa trên tốc độ tuyển dụng, nếu một nhân viên có thể tuyển dụng nhân sự chất lượng trong thời gian ngắn thì đó cũng là một chỉ số của việc tuyển dụng hiệu quả
Công thức tính:
Năng suất lao động = Số lượng ứng viên được tuyển/ Nguồn lực đầu vào |

Chi phí doanh nghiệp mất mát do lưu chuyển nhân viên
Việc hiểu chi phí mất mát do lưu chuyển nhân viên giúp đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng, sự ảnh hưởng của yếu tố này đến tài chính và hoạt động của doanh nghiệp như thế nào.
Công thức tính:
Chi phí doanh nghiệp mất mát do lưu chuyển nhân viên = (Chi phí tách biệt + Chi phí thay thế + Chi phí đào tạo + Chi phí sự mất năng suất) / Tổng số nhân viên |
Doanh thu mỗi nhân viên đầy đủ thời gian làm việc (FTE)
Hiểu được mức độ doanh thu trung bình mà mỗi nhân viên FTE mang lại giúp đánh giá giá trị, hiệu quả của việc tuyển dụng đối với mục tiêu kinh doanh của tổ chức.
Công thức tính:
Doanh thu mỗi FTE = Tổng doanh thu / Tổng số FTE |
Chi phí tiết kiệm được sau mỗi lần tuyển dụng
Chi phí tiết kiệm được sau mỗi lần tuyển dụng (Cost Savings) là một chỉ số được sử dụng để đo lường số tiền/tỷ lệ chi phí mà tổ chức tiết kiệm được sau quá trình tuyển dụng so với trước khi thực hiện.
Công thức tính:
Tiết kiệm chi phí = (Chi phí trước khi triển khai – Chi phí sau khi triển khai) / Chi phí trước khi triển khai x 100% |

Chi phí mỗi giờ đào tạo
Khi tính toán ROI là gì trong tuyển dụng, hiểu được chi phí đào tạo trên mỗi giờ giúp đánh giá hiệu quả và tính bền vững của quá trình đó. Đồng thời hỗ trợ trong việc quyết định đầu tư tài chính vào các khóa đào tạo để đạt được mục tiêu tuyển dụng và phát triển nhân viên.
Công thức tính:
Chi phí mỗi giờ đào tạo = Tổng chi phí đào tạo / Tổng số giờ đào tạo |
Xem thêm: Các chiến lược đào tạo nhân sự chất lượng cao trong thời đại mới
Chi phí vắng mặt
Hiểu được chi phí vắng mặt giúp doanh nghiệp đánh giá tác động của vắng mặt đối với tài chính và hoạt động của tổ chức. Từ đó giúp tìm cách giảm thiểu vắng mặt và tối ưu hóa hiệu suất làm việc của nhân viên hiệu quả hơn.
Công thức tính:
Chi phí vắng mặt = (Tổng chi phí lương / Tổng số ngày làm việc) x Số ngày vắng mặt |
Chi phí làm thêm giờ
Hiểu được chi phí làm thêm giờ giúp đánh giá tác động của điều này đối với tài chính và hoạt động của tổ chức. Từ đó giúp tổ chức quản lý tài nguyên nhân lực, lập kế hoạch làm việc hiệu quả để giảm thiểu chi phí làm thêm giờ, tối ưu hóa sự phân bổ thời gian làm việc của nhân viên.
Công thức tính:
Chi phí làm thêm giờ = (Tổng số giờ làm thêm x Mức lương làm thêm giờ) / Tổng số nhân viên |

Hy vọng với bài viết trong chuyên mục Giải pháp tuyển dụng này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ROI là gì, các công thức tính ROI là gì trong tuyển dụng. Bên cạnh đó, hãy truy cập vào TopCV ngay để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến tìm kiếm ứng viên và quản trị nhân sự. Với tài liệu, nguồn thông tin và dịch vụ chất lượng từ website đăng tin tuyển dụng TopCV, bạn sẽ có những nền tảng cốt lõi cần thiết để đạt được mục tiêu tuyển dụng hiệu quả và xây dựng một đội ngũ nhân viên tài năng. Hãy bắt đầu hành trình tuyển dụng thành công của bạn ngay hôm nay bằng cách truy cập vào TopCV nhé.