Quiet firing, hay còn được gọi là “sự sa thải thầm lặng” có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của tổ chức. Vậy, Quiet firing là gì? Bài viết ngày hôm nay của Tuyendung.TopCV.vn sẽ cùng bạn thảo luận chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Quiet firing là gì?
Quiet firing, hay còn được gọi là “sự sa thải thầm lặng”, là một cách sa thải nhân viên một cách gián tiếp, không rõ ràng. Thay vì thông báo trực tiếp cho nhân viên về việc sa thải, các nhà quản lý sử dụng các chiến lược khác nhau để khiến nhân viên tự đưa ra quyết định từ bỏ công việc của mình. Ví dụ như tạo ra môi trường làm việc kém hấp dẫn, tiêu cực và khiến nhân viên tự nguyện nghỉ việc.
Tuy nhiên, quiet firing không chỉ ảnh hưởng đến nhân viên bị sa thải mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức. Những hậu quả không mong muốn cho công ty có thể ví dụ như như sự giảm hiệu quả làm việc, mất mát nhân tài và thậm chí làm tổn hại đến danh tiếng của công ty.
Trên thực tế, tình trạng quiet firing này đang diễn ra rất phổ biến. Trong một cuộc thăm dò gần đây của LinkedIn News, 83% trong số hơn 20.000 người được hỏi thừa nhận đã tự mình đối mặt với Quiet firing (35%) hoặc tận mắt chứng kiến nó tại nơi làm việc (48%).
Các dấu hiệu của Quiet firing
Ban lãnh đạo hoặc nhà tuyển dụng cần phải nhận biết được sa thải thầm lặng có đang diễn ra trong công ty hay không. Từ đó sẽ giúp ngăn chặn sớm những ảnh hưởng tiêu của của tình trạng này. Cụ thể, dưới đây sẽ là một số dấu hiệu Quiet firing đang diễn ra mà bạn có thể lưu ý:
Nhân viên nhận được nhiệm vụ tồi tệ
Việc nhân viên liên tục nhận được những nhiệm vụ buồn tẻ, vô nghĩa và tồi tệ có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo về việc sa thải thầm lặng. Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cần lưu ý. Nhà quản lý thực hiện quiet firing sẽ giao cho nhân viên của họ những nhiệm vụ công việc tồi tệ nhất. Hầu hết mọi công việc mà nhân viên nhận được đều có những yếu tố hoặc nhiệm vụ khó chịu.
Khối lượng công việc của nhân viên quá tải
Khi nhân viên nhận được khối lượng công việc quá tải so với thời gian, sức lực và kỹ năng của họ, đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo sa thải thầm lặng có thể đang diễn ra trong doanh nghiệp của bạn. Hoặc, nhân viên cũng có thể nhận được những nhiệm vụ nhàm chán, dưới mức khả năng của họ.
Điều này sẽ khiến nhân viên bị giảm động lực trong công việc, thất vọng, kiệt sức và có xu hướng muốn rời bỏ công việc hiện tại.
Nhân viên không có sự thăng tiến phù hợp
Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của sa thải thầm lặng là thiếu sự thăng tiến trong sự nghiệp của nhân viên, hoặc họ nhận được sự thăng tiến không phù hợp với năng lực của họ. Các nhân viên được nhắm mục tiêu có thể liên tục bị bỏ qua để được thăng chức hoặc các cơ hội phù hợp với họ “bị đánh cắp” cho người khác.
Ở những nơi làm việc lành mạnh, các nhà lãnh đạo đưa ra hướng dẫn rõ ràng về những gì nhân viên cần hoàn thành để chuyển sang cấp độ tiếp theo trong sự nghiệp của họ, đồng thời đưa ra kế hoạch phát triển cho từng nhân viên. Tuy nhiên, trong những tình huống sa thải lặng lẽ, các nhà quản lý tiếp tục di chuyển kim hoặc nói, “bạn không phù hợp nhất cho vị trí này” hoặc “có thể lần sau.” Lãnh đạo có thể không rõ ràng về khả năng thăng chức cho nhân viên.
Dù với bất kỳ cách tiếp cận nào, kết quả là tăng trưởng bị đình trệ và nhân viên có thể cảm thấy thiếu sự động viên và khích lệ từ các nhà lãnh đạo. Từ đó họ sẽ mất hết động lực làm việc và quyết định rời bỏ tổ chức.
Các nhiệm vụ hành chính phức tạp hơn
Dấu hiệu tiếp theo mà bạn cần lưu ý khi muốn biết quiet firing có đang diễn ra trong tổ chức của mình hay không chính là các thủ tục hành chính bị phức tạp hóa. Các nhà quản lý thường thực hiện điều này để khiến nhân viên cảm thấy phiền phức, mệt mỏi khi giải quyết những thủ tục hành chính trong tổ chức.
Lúc này, nhân viên sẽ phải dành một lượng lớn thời gian để giải quyết những nhiệm vụ không mang lại hiệu suất cho họ. Từ đó, sự thất vọng của nhân viên đối với tổ chức sẽ tăng lên và họ sẽ hướng đến quyết định nghỉ việc.
Nhiều dự án mới bị tạm dừng
Dấu hiệu tiếp theo của quiet firing chính là sự tăng trưởng chậm lại của công ty và việc tạm dừng các nhiệm vụ, dự án mới. Lúc này, nhân viên thường bị tác động đến niềm tin của họ, và tin rằng họ không có nhiều thứ để cống hiến cho công ty và ngừng dành thời gian cho đào tạo hoặc thử thách bản thân. Điều này dẫn đến:
- Sự giảm sút của tinh thần làm việc trong công ty, do những nhân viên này không còn có cơ hội để thể hiện bản thân và cống hiến cho công việc của mình.
- Ảnh hưởng đến cơ hội của những nhân viên này để phát triển sự nghiệp của mình.
Trong khi những nhân viên khác có cơ hội lãnh đạo các dự án mới hoặc nhận nhiệm vụ mới, thì những nhân viên trong “tầm ngắm quiet firing” lại mắc kẹt trong công việc cũ và không được cơ hội để thể hiện bản thân. Điều này làm cho họ cảm thấy thiếu động lực và không còn động lực để gắn bó thêm với doanh nghiệp.
Nhân viên thiếu sự hỗ trợ từ quản lý, đồng nghiệp
Thiếu hỗ trợ từ ban quản lý là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của việc sa thải thầm lặng. Đôi khi nhà lãnh đạo không cung cấp thông tin hoặc nguồn lực cho nhân viên, và không khuyến khích họ đối mặt với thử thách. Người quản lý đó cũng không giúp đỡ nhân viên giải quyết vấn đề hoặc bảo vệ thành viên khỏi sự phản đối. Quản lý không phải là đối thủ của nhân viên, nhưng họ không hành động như những đồng minh.
Bên cạnh đó, mối quan hệ không hòa hợp với đồng nghiệp cũng sẽ là dấu hiệu tiếp theo mà bạn cần lưu ý. Dấu hiệu này có thể bao gồm nhân viên tham gia bị bài xích, cô lập tại các sự kiện xã hội, giữ cuộc trò chuyện, các cuộc họp liên quan đến công việc. Lưu ý, các đồng nghiệp vẫn có thể cư xử “trông như lịch sự” với nhân viên đó.
Nhân viên bị đối xử bất bình đẳng
Dấu hiệu tiếp theo của quiet firing mà bạn có thể nhận thấy là nhân viên bị đối xử không công bằng, bất bình đẳng trong tổ chức. Nếu tất cả nhân viên phải đối mặt với vấn đề này, nguyên nhân chính có thể là từ sự quản lý của doanh nghiệp quá yếu kém.
Tuy nhiên, nếu chỉ một số nhân viên phải chịu sự đối xử này trong khi những người khác vẫn được đối xử công bằng, thì có thể quiet firing đang diễn ra trong tổ chức của bạn. Dấu hiệu này thường biểu hiện khá tinh vi để không lộ diện quá rõ ràng là nhân viên đó đang bị đối xử bất bình đẳng.
Xem thêm: Quiet quitting là gì? 7 cách giúp Leader đối phó với trào lưu này
Dấu hiệu Quiet firing từ người quản lý
Một số dấu hiệu quiet firing ở người quản lý mà bạn cũng cần xem xét như sau:
- Không thảo luận về quỹ đạo nghề nghiệp hoặc cung cấp phản hồi về hiệu suất cho nhân viên.
- Đánh giá nhân viên không công bằng, đưa ra phản hồi quá khắt khe hoặc liên tục chỉ trích công việc của nhân viên với tần suất cao.
- Ít khi xuất hiện hoặc liên tục hủy các cuộc họp với nhân viên.
- Không cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến công việc và trách nhiệm để nhân viên có thể nắm bắt được chúng.
- Không công nhận nhân viên vì những cống hiến, cố gắng của họ. Hoặc thậm chí tệ hơn, người quản lý đó có thể công nhận cho người khác và hạ thấp nhân viên.
Tại sao Quiet firing lại diễn ra?
Vậy, tại sao quiet firing lại diễn ra trong tổ chức? Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo:
Nhân viên ít tiềm năng hơn người khác
Trong một số trường hợp, người quản lý đưa ra nhận định rằng một số nhân viên trong công ty có ít tiềm năng phát triển hơn so với đồng nghiệp của họ, hoặc năng lực của họ đang giảm dần theo thời gian.
Khi nhận thấy điều này, các nhà lãnh đạo đã quyết định không đầu tư thêm thời gian hoặc năng lượng cho nhân viên này bởi họ tin rằng những nỗ lực đó không đủ để đem lại kết quả xứng đáng. Tuy nhiên, thay vì sa thải trực tiếp những nhân viên này, các nhà quản lý quyết định sử dụng phương pháp quiet firing để nhân viên chủ động rời bỏ tổ chức.
Quiet firing để tránh xung đột
Đôi khi, các nhà quản lý có thể sợ phải đối thoại gay gắt với nhân viên, vì họ lo lắng rằng sẽ làm cho nhân viên trở nên khó chịu hoặc tức giận vì bị sa thải. Thay vào đó, những nhà quản lý này sẽ sử dụng quiet firing để nhân viên chủ động rời đi vì sự thất vọng. Từ đó, nhà quản lý sẽ tránh được việc trông như “kẻ xấu” đối với những nhân viên còn tại của tổ chức.
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp có thể sử dụng quiet firing để không phải chịu các chi phí bồi thường, trợ cấp thất nghiệp. Thay vì đổ lỗi cho công ty, những lãnh đạo này lại đổ trách nhiệm cho nhân viên ra đi và doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng.
Do mâu thuẫn cá nhân
Các nhà quản lý cũng có thể bắt đầu quiet firing vì họ không hòa hợp với nhân viên. Có lẽ phong cách làm việc hoặc tính cách xung đột. Họ cũng có thể thực hiện quiet firing bởi thiên vị nhân viên khác.
Người quản lý yếu kém
Trong một số trường hợp, quiet firing – việc sa thải nhân viên một cách im lặng – không phải là một quyết định có tính chủ động từ các nhà quản lý. Thực tế, sự việc này có thể xảy ra do hoạt động quản lý của doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, vấn đề thực tế, hoặc kế hoạch kinh doanh bị sai lầm.
Với những thay đổi trong nhu cầu thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều áp lực trong việc đảm bảo hiệu suất và tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu hoạt động quản lý không được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhân viên và vô tình tạo ra quiet firing trong tổ chức.
Ảnh hưởng tiêu cực của Quiet firing
Khi quiet firing diễn ra, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ như một số ảnh hưởng nghiêm trọng như sau:
Nhân viên bị mất động lực làm việc
Một trong những ảnh hưởng tiêu cực rõ ràng nhất của quiet firing chính là nhân viên bị xuống tinh thần, mất động lực làm việc. Điều này có thể diễn ra với cả nhân viên trong “tầm ngắm” và những đồng nghiệp khác. Bởi họ có thể sẽ lo lắng không biết họ có gặp phải tình trạng quiet firing trong tương lai hay không.
Sự gắn kết nội bộ bị rời rạc, yếu kém
Quiet firing cũng có thể khiến sự gắn kết nội bộ bị rời rạc và trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, các nhiệm vụ cần thực hiện theo đội nhóm sẽ bị ảnh hưởng. Nếu một nhân viên bị cô lập khi vào tầm ngắm quiet firing của người quản lý, đội nhóm mà nhân viên đó đang làm việc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sự năng động, kết nối của đội nhóm đó sẽ bị đứt gãy.
Staff Turnover tăng vượt mức cho phép
Sự sa thải thầm lặng có thể khiến cho Staff Turnover tăng vượt lưỡng cho phép của doanh nghiệp. Đây là chỉ số ám chỉ vì số lượng nhân viên rồi bỏ tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào trong một chu kỳ tính nhất lịch.
Khi chỉ số này tăng lượt nữa nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của những nhân viên khác mà sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Bởi lúc này các nhân viên khác sẽ quan sát hành vi của người quản lý và lo lắng rằng họ có thể trở thành người tiếp theo. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ.
Lãng phí tài năng trong tổ chức
Một trong những kết quả tiêu cực khác mà sự sa thải thầm lặng mang đến cho tổ chức chính là lãng phí các nhân viên tài năng. Điều này có thể tạo nên hiệu ứng domino, bởi khi một nhân viên rời đi thì những cá nhân còn lại cũng có thể thực hiện điều đó.
Những nhân viên này có thể gia nhập vào tổ chức khác, và đặc biệt nghiêm trọng nếu như họ gia nhập vào đối thủ của doanh nghiệp. Điều này sẽ gây ra sự ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
Khó khăn khi tuyển dụng nhân tài
Khi nhà quản lý áp dụng quiet firing, Nhân viên nghỉ việc có thể lan truyền những tin tức hoặc thông tin tiêu cực về doanh nghiệp trên nhiều phương tiện khác nhau. Sẽ gây ra sự khó khăn trong tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên, nhân tài trong tương lai của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì thương hiệu tuyển dụng cũng sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cách giải quyết tình trạng Quiet firing
Để giải quyết tình trạng quiet firing đang diễn ra trong tổ chức của mình, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau đây:
Giao tiếp trung thực với nhân viên
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào về tình trạng sa thải thầm lặng đang diễn ra trong công ty, hãy nói chuyện và trao đổi trực tiếp với nhân viên đang gặp tình trạng đó. Điều này sẽ giúp cho bạn xác thực chính xác vấn đề có đang diễn ra hay không để ngăn chặn kịp thời những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.
Đánh giá thường xuyên nhà quản lý
Bên cạnh giao tiếp với nhân viên thì bạn cũng cần phải đánh giá thường xuyên đối với các nhà quản lý. Quá trình đánh giá này có thể giúp bạn kịp thời nhận ra quản lý nào đang gặp vấn đề trong quá trình làm việc với đội nhóm của mình. Từ đó có thể ngăn chặn kịp thời tình trạng quiet firing diễn ra trong tương lai.
Xem thêm: Đánh giá 360 độ là gì? Cẩm nang áp dụng thành công 360 độ
Tích cực xây dựng mối quan hệ với nhân viên
Hãy tích cực xây dựng mối quan hệ với nhân viên của bạn. Khi nhân viên tin tưởng bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo cấp cao hoặc là một nhà tuyển dụng, quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, họ sẽ dễ dàng chia sẻ ngay khi gặp quiet firing từng người quản lý trực tiếp của họ.
Đào tạo lại các nhà quản lý
Doanh nghiệp cũng cần phải tổ chức các khóa đào tạo vì lãnh đạo và thấu hiểu nhân viên cho các nhà quản lý. Bên cạnh đó những khóa training liên quan đến cách đối mặt với các vấn đề khác trong quá trình lãnh đạo nhân viên cũng rất cần thiết cho nhà quản lý. Nhân viên rời bỏ tổ chức trong thầm lặng vì quản lý yếu kém.
Cho phép luân chuyển vị trí
Một biện pháp khác mà bạn có thể áp dụng đấy chính là luân chuyển nhân viên đang ở trong quiet firing sang bộ phận khác. Nhân viên sẽ không rời bỏ công việc tồi tệ mà họ sẽ rời bỏ những người sếp tồi tệ. Vì vậy, thay vì để mất họ thì đây sẽ là cách mà bạn có thể thu hút và giữ chân nhân tài trong tổ chức của mình hiệu quả hơn.
Hy vọng bài viết trong chuyên mục Tin tức ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu về xu hướng này và áp dụng cho doanh nghiệp mình trong tương lai hiệu quả hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm nhân sự, đừng quên truy cập vào nền tảng đăng tin tuyển dụng – Tuyendung.topcv.vn hàng đầu hiện nay. Với hơn 5.1 triệu lượt truy cập/tháng cùng 6.9 triệu hồ sơ ứng viên,TopCV sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với các ứng viên tiềm năng và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Xem thêm: Quiet hiring – Tuyển dụng thầm lặng | Xu hướng tuyển dụng 2023