Top 30+ câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng không nên bỏ lỡ

70390
Bộ câu hỏi phỏng vấn
Bộ câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng không nên bỏ lỡ

Để tuyển dụng đúng người, doanh nghiệp không những cần có quy trình và kế hoạch tuyển dụng cụ thể mà còn cần đầu tư cho khâu phỏng vấn. Qua đó quyết định nên tuyển dụng ứng viên nào, tránh các quyết định sai lầm gây tổn thất về thời gian, chi phí. Với bộ câu hỏi phỏng vấn ứng viên chi tiết dưới đây trong chuyên mục cẩm nang tuyển dụng của tuyendung.topcv.vn hy vọng có thể giúp các HR hiểu sâu, nắm rõ về mỗi ứng viên trước khi quyết định tuyển dụng hay không.

Vì sao cần câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng?

Phỏng vấn là quá trình gặp gỡ, trao đổi giữa nhà tuyển dụng với ứng viên. Mục đích của quá trình phỏng vấn ứng viên là tìm ra được người xuất sắc và phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp.

Câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên
Câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên

Hoạt động phỏng vấn có vai trò quan trọng với nhà tuyển dụng giúp HR khai thác được những thông tin cụ thể về ứng viên. Từ đó đánh giá cả về thái độ, năng lực, khả năng xử lý tình huống của ứng viên và có quyết định tuyển dụng chính xác nhất.

>>>Xem thêm: Top 10 điều nhà tuyển dụng cần chú ý khi phỏng vấn ứng viên

Các câu hỏi phỏng vấn ứng viên hay nhất cho nhà tuyển dụng

Trong buổi phỏng vấn, ngoài các thông tin cơ bản về ứng viên, nhà tuyển dụng cần đưa ra một số câu hỏi chủ đích để hiểu rõ về: kỹ năng, thái độ làm việc, khả năng ứng biến,… của mỗi ứng viên. Theo đó, các HR có thể tham khảo một số bộ câu hỏi phỏng vấn dưới đây:

Bộ câu hỏi phỏng vấn về quá trình chuyển việc

1. Bạn biết đến vị trí công việc này qua kênh nào?

Câu hỏi này tưởng chừng không có ý nghĩa nhưng lại giúp doanh nghiệp hiểu rõ về quy trình tuyển dụng tại doanh nghiệp. Hàng năm, doanh nghiệp có thể chi một khoản không nhỏ để xây dựng, quảng bá thương hiệu đồng thời thu hút ứng viên.

Qua câu hỏi này HR sẽ biết được tin tuyển dụng của doanh nghiệp có tiếp cận được những ứng viên phù hợp không. Nên ghi chú lại câu trả lời của ứng viên và đánh giá lại chiến lược tuyển dụng xem có cần thay đổi gì không nhé.

2. Vì sao bạn từ bỏ công việc trước đây?

Đây là câu hỏi khá thông minh để HR đánh giá nhân cách của ứng viên. Vẫn luôn có những ứng viên đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác như: quản lý không thích, công ty cũ không quan tâm, không có cơ hội thăng tiến,… hay thậm chí là “không còn gì để học”.

Làm sao để khai thác tối đa thông tin từ ứng viên?
Làm sao để khai thác tối đa thông tin từ ứng viên?

Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù có quy mô ra sao và công việc như thế nào thì cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân luôn luôn có. Nếu ứng viên chỉ biết phàn nàn thì dù có được tuyển dụng vào công ty bạn chưa chắc họ đã hài lòng và đồng ý gắn bó lâu dài.

Ngoài các yếu tố như: kinh nghiệm, học vấn và mục tiêu rõ ràng trong công việc, doanh nghiệp luôn muốn tuyển dụng được những ứng viên có thái độ tích cực trong công việc, muốn gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp tại doanh nghiệp. Chính vì thế, nếu ngay từ đầu ứng viên đã tỏ ra thiếu thiện chí, không nêu rõ được động lực làm việc thì việc tuyển dụng họ sẽ mang đến cho doanh nghiệp những rủi ro nhất định.

3. Bạn sẽ làm gì khác biệt khi đảm nhận công việc mới?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất mà HR nên dành cho ứng viên của mình. Câu trả lời của ứng viên sẽ cho bạn biết được những điều họ hướng tới là gì? Tư duy  của họ có tích cực không? Họ làm thế nào để đối mặt với khó khăn trước mắt.

Ngoài ra câu hỏi này cũng giúp HR biết được ứng viên có quan tâm và tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp không. Đồng thời biết được động lực làm việc của ứng viên, qua đó đưa ra những công việc phù hợp với năng lực và trình độ để họ phát huy tốt nhất.

4. Bạn sẽ trở thành người như thế nào trong 5 năm tới?

Câu hỏi tuyển dụng này giúp HR xác định được những ứng viên tài năng thật sự. Doanh nghiệp nào cũng luôn muốn tuyển dụng những người có hoài bão, tham vọng  và góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Sử dụng câu hỏi khi phỏng vấn này giúp HR dễ dàng đánh giá xem ứng viên có nghiêm túc trong công việc không. Hơn nữa đây cũng là cơ hội để ứng viên thể hiện xem họ muốn làm gì cho doanh nghiệp.

Nên đưa ra những câu hỏi gợi mở cho ứng viên
Nên đưa ra những câu hỏi gợi mở cho ứng viên

>>>Xem thêm: Bộ các câu hỏi phỏng vấn tiếng anh thông dụng 2022

Bộ câu hỏi phỏng vấn về thái độ làm việc

5. Bạn biết gì về doanh nghiệp của chúng tôi?

Câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng này giúp HR đánh giá ứng viên xem họ đã nghiên cứu về công ty chưa. Chắc chắn bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tuyển dụng những ứng viên thực sự hào hứng với vị trí và công ty chứ không chỉ là cần một công việc.

6. Vì sao bạn chọn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Mặc dù lương thưởng luôn rất quan trọng nhưng khi phỏng vấn tuyển dụng bạn cần xem động lực ứng tuyển của ứng viên là gì?  Bởi ngoài lý do lương thưởng, có rất nhiều yếu tố khác có thể thu hút ứng viên lựa chọn doanh nghiệp. Ví dụ các dự án thú vị doanh nghiệp đang triển khai hoặc nếu là doanh nghiệp startup ứng viên muốn được cùng gánh vác trách nhiệm để học hỏi kinh nghiệm.

7. Điều gì là động lực làm việc cho bạn?

Đây là một trong những cách đặt câu hỏi phỏng vấn khá hay. Những ứng viên xuất sắc sẽ nói rõ ràng cho HR biết lý do tại sao họ làm việc tại các doanh nghiệp trước đây hoặc lý do vì sao họ muốn ứng tuyển vào doanh nghiệp của bạn. Ngược lại, ứng viên kém hơn sẽ không thể trả lời rành rọt câu hỏi này, họ chỉ có thể trả lời một cách qua loa rằng bản thân thích công việc đó mà thôi.

Nhà tuyển dụng nên có thái độ thân thiện
Nhà tuyển dụng nên có thái độ thân thiện

Điểm đặc trưng của câu hỏi này là khiến ứng viên phải suy nghĩ chu đáo hơn. Buổi phỏng vấn vì thế sẽ thoải mái, tự nhiên hơn, giúp HR làm quen với ứng viên, hiểu rõ về họ chứ không chỉ là thông tin đơn thuần trên CV.

8. Quyết định lớn nhất trong năm vừa qua của bạn là gì?

Câu hỏi phỏng vấn thú vị này có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá quá trình đưa ra quyết định của ứng viên. Họ có bốc đồng không hay suy nghĩ và tính toán tỉ mỉ? Họ có trao đổi hay lên kế hoạch cụ thể không?

Qua câu hỏi này, HR sẽ đánh giá được xem suy nghĩ và cách hành động của ứng viên có phù hợp với tác phong làm việc tại doanh nghiệp không. Bởi ngoài việc đánh giá chính xác kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên, HR cần chắc chắn rằng họ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thì mới có thể an tâm tuyển dụng.

9. Thành tích nổi bật trong 5 năm qua của bạn là gì?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất, giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên là người như thế nào? Họ coi trọng điều gì? Suy nghĩ ra sao?

Ứng viên có cảm giác thoải mái sẽ trả lời tốt hơn
Ứng viên có cảm giác thoải mái sẽ trả lời tốt hơn

Ví dụ họ nói về các thành tích cá nhân thì họ đặt sự nghiệp bản thân lên hàng đầu. Tuy nhiên nếu ứng viên nói về thành tích của nhóm hoặc thành viên trong nhóm thì họ chú trọng hơn đến việc phát triển  con người. Hoặc họ kể về những thành tích của doanh nghiệp thì chứng tỏ rằng ứng viên gắn kết thành công của bản thân với thành công của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác và lựa chọn ứng viên khách quan, hiệu quả hơn.

10. Điều gì khiến bạn cảm thấy hứng thú khi làm việc tại công ty cũ?

Thực tế cho thấy nhiều ứng viên đi làm nhưng không hứng thú với công việc. Nếu doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu tuyển dụng thì nhân viên của họ cần phải có tinh thần tích cực khi làm việc. Hiểu rõ lý do khiến ứng viên cảm thấy thú vị trong công việc sẽ giúp nhà tuyển dụng điều chỉnh, đưa ra những quy định hoặc chế độ nhằm khích lệ, động viên nhân viên.

Đồng thời trong quá trình phỏng vấn, ứng viên chắc chắn sẽ đề cập tới một số vấn đề họ không hài lòng bằng cách nói tế nhị. Nếu có thì qua đó HR có thể đánh giá lại so với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và có những điều chỉnh nhất định.

Bộ câu hỏi phỏng vấn: ứng viên có phù hợp với công việc không?

11. Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Câu hỏi thú vị này thực chất là muốn khám phá các tố chất của ứng viên. Nếu như họ không thể hiện được những ưu điểm vượt trội thì HR không nên chọn họ. Nhiều ứng viên cảm thấy rất lo lắng và bối rối trước câu hỏi này. Do vậy khi hỏi HR cần thận trọng, nên đưa ra câu hỏi này vào những phút cuối của buổi phỏng vấn, khi bạn cảm thấy rằng ứng viên đang thoải mái.

Nên đưa ra câu hỏi buộc ứng viên thể hiện bản thân
Nên đưa ra câu hỏi buộc ứng viên thể hiện bản thân

Câu hỏi này cũng giúp HR phân loại năng lực ứng viên hiệu quả. Với những ứng viên không chỉ hoàn thành công việc được giao mà còn mang đến kết quả đột phá, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thì còn chần chừ điều gì mà không tuyển dụng họ.

12. Điểm mạnh trong chuyên môn của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng cần nắm được những ưu điểm vượt trội của ứng viên và đánh giá xem họ có phù hợp với doanh nghiệp không. Không HR nào thích ứng viên kiêu ngạo nhưng những ứng viên tự tin vào năng lực của mình và biết cách làm việc, xây dựng đội nhóm luôn là nhân tố mà doanh nghiệp tìm kiếm.

13. Bạn thấy yêu cầu quan trọng nhất của vị trí này là gì? Bản thân bạn có đáp ứng được các yêu cầu đó không?

Nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh các sản phẩm thì đây là câu hỏi thú vị khi tuyển dụng quản lý sản phẩm. Tuy nhiên với ý nghĩa sâu sắc bạn cũng vẫn có thể áp dụng khi tìm kiếm ứng viên ở những vị trí khác. Câu hỏi này sẽ khiến ứng viên thể hiện được tầm hiểu biết của mình về vị trí tuyển dụng. Đồng thời nắm được những điểm then chốt, những kỹ năng họ cần có để làm tốt công việc của mình.

Các câu hỏi phỏng vấn cần được nghiên cứu kỹ trước
Các câu hỏi phỏng vấn cần được nghiên cứu kỹ trước

14. Bạn mong muốn đạt được vị trí nào trong công việc?

Câu hỏi này sẽ giúp HR xác định rõ kỳ vọng của ứng viên, xem xem họ đang quan tâm tới vị trí nào. Đôi khi sau câu trả lời của ứng viên HR sẽ thấy họ phù hợp hơn với một công việc khác. Điều quan trọng hơn cả là, với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng có thể biết được ứng viên đang coi trọng điều gì và dựa vào đó để thuyết phục ứng viên gia nhập một cách dễ dàng.

15. Bạn nghĩ thế nào là một nhân viên chăm chỉ?

Mỗi doanh nghiệp có tiến độ thực hiện công việc khác nhau. Ví dụ dự án của công ty này có thể mất một tuần để hoàn thiện nhưng ở một công ty khác lại chỉ mất vài này. Câu hỏi phỏng vấn thú vị này giúp nhà tuyển dụng xác định xem ứng viên có thể theo kịp đội nhóm trong doanh nghiệp không. Đồng thời xác định xem khái niệm chăm chỉ của ứng viên có đúng với kỳ vọng của doanh nghiệp không để tuyển dụng cho phù hợp.

16. Bạn có điều gì rất xuất sắc nhưng không muốn làm nữa không?

Câu hỏi này giúp ứng viên suy nghĩ về năng lực, kinh nghiệm của bản thân. Đồng thời qua đó giúp nhà tuyển dụng kiểm tra đức tính khiêm tốn của họ khi chia sẻ về điểm mạnh của bản thân mình, thấy được giá trị thực sự của ứng viên mà thực tế là họ không muốn làm thế.

Những câu hỏi khéo léo từ nhà tuyển dụng giúp ứng viên cảm thấy dễ chịu
Những câu hỏi khéo léo từ nhà tuyển dụng giúp ứng viên cảm thấy dễ chịu

Đôi khi câu trả lời của ứng viên có thể khiến HR bất ngờ bởi những thứ họ không muốn làm nữa lại chính là những điều doanh nghiệp đang cần. Như vậy việc tuyển dụng sẽ mang đến rủi ro cho doanh nghiệp.

17. Bạn đặt ra mục tiêu trong công việc như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn này giúp HR chắc chắn rằng ứng viên phù hợp với những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra trước đó cho vị trí tuyển dụng. Giúp HR thấy rõ ứng viên có chủ động đặt ra mục tiêu và tập trung vào đó hay không.

Những ứng viên tài năng có thể trình bày một cách rõ ràng về quá trình tạo dựng mục tiêu như: cách chọn mục tiêu, phân loại mục tiêu, đưa ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành và đánh giá lại quy trình làm việc cũng như hiệu quả mang lại. Tin chắc rằng bất cứ HR nào cũng thích những ứng viên xuất sắc như vậy cả.

Bộ câu hỏi về khả năng làm việc nhóm

18. Phương pháp quản lý của bạn là gì?

Câu hỏi phỏng vấn này chỉ áp dụng cho các vị trí quản lý, nhân sự cấp cao. HR có thể đánh giá về kỹ năng quản lý, lãnh đạo của ứng viên bởi nếu như ứng viên không có kỹ năng này họ có thể làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng đến một bộ phận lớn nhân viên. Vì vậy hãy chắc chắn rằng ứng viên bạn định tuyển chọn có được kỹ năng này và giỏi trong công tác quản lý.

Cần tôn trọng ứng viên để họ bộc lộ hết bản thân
Cần tôn trọng ứng viên để họ bộc lộ hết bản thân

Để chắc chắn nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên đưa ra những ví dụ cụ thể khi làm tốt công tác quản lý hoặc khi phạm phải sai lầm. Hãy thử đánh giá xem ứng viên có sẵn sàng lắng nghe, phản hồi hoặc thường xuyên tương tác với nhân viên không? Từ đó đánh giá chính xác khả năng quản lý của họ.

19. Bạn có thể chia sẻ về một mối quan hệ tồi tệ với đồng nghiệp không? Vì sao lại như  vậy?

Môi trường công sở luôn có áp lực cao và khiến chúng ta dễ có những cảm xúc tiêu cực. Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu xem nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng tới quan hệ đồng nghiệp là gì? Ứng viên của bạn có tìm cách điều chỉnh và khôi phục lại mối quan hệ không. Phần lớn ứng viên không sẵn sàng nói xấu sếp hay đồng nghiệp. Do vậy khi nhận được câu hỏi này, nếu là ứng viên yếu kém họ thường đổ lỗi cho chế độ hoặc cơ hội thăng tiến hay sự thất bại trong công việc mới dẫn tới mối quan hệ tiêu cực đó.

HR cần biết rõ để tránh xa những nhân viên kiểu này trong quá trình tuyển dụng nhân sự.

20. Bạn có bao giờ bất đồng quan điểm với cấp trên không? Nếu có, bạn đã làm gì để thuyết phục họ?

Với câu hỏi phỏng vấn này, HR có thể đánh giá về kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống trong công việc của ứng viên. Liệu rằng họ có giữ vững lập trường của mình không? Có khả năng thuyết phục khi đối mặt với khó khăn không? Họ có áp dụng công việc thực tế trong giải quyết vấn đề không? Có được ai hỗ trợ không? Họ sẽ cố gắng giải quyết vấn đề hay im lặng mặc kệ mọi chuyện,…

Câu trả lời nhận được sẽ giúp nhà tuyển dụng cũng đánh giá được kỹ năng của ứng viên để đưa ra lựa chọn phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Câu hỏi phỏng vấn nhận thức về bản thân

21. Đồng nghiệp cũ nói gì về bạn khi bạn vắng mặt?

Rất nhiều ứng viên cảm thấy bối rối khi đối mặt với câu hỏi phỏng vấn này. Ai cũng muốn được người khác khen ngợi và đánh giá cao. Tuy nhiên với những ứng viên có tham vọng trong công việc thì có thể sẽ không được lòng tất cả đồng nghiệp.

Câu trả lời khôn khéo trong trường hợp này sẽ là: Đồng nghiệp có thể cho rằng tôi đam mê công việc nhưng thi thoảng sẽ mắc sai sót nhỏ. Nếu như có ý định chọn ứng viên đó, HR có thể đưa ra một vài câu hỏi để kiểm tra thêm về cách họ xử lý tình huống, đưa ra những quyết định hoặc giúp họ hiểu rõ về quá trình phát triển sự nghiệp trong công ty.

Câu hỏi phỏng vấn năng lực xử lý tình huống của ứng viên

22. Trong 5 phút, hãy giải thích về một khái niệm phức tạp mà bạn hiểu rõ?

Câu hỏi phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra trí thông minh và đánh giá về sự đam mê của ứng viên với một vấn đề nào đó hoặc trong công việc. Họ có thể trình bày về bất kỳ điều gì đó nhưng  thông tin mà HR quan tâm chính là cách phân tích ý tưởng phức tạp cũng như cách họ trình bày điều đó với bạn.

Những ứng viên đặt nhiều tâm huyết vào một niềm đam mê nào đó nếu như còn say mê trong công việc chắc chắn sẽ nỗ lực cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

Ứng viên tôn trọng công việc sẽ chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn 
Ứng viên tôn trọng công việc sẽ chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn 

23. Khi bạn check mail thấy có 2000 mail mới mà chỉ có thể trả lời 300 mail, bạn sẽ làm thế nào?

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số câu hỏi khác vấn đề email bởi mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là đánh giá xem ứng viên xử lý công việc, quản lý thời gian và ưu tiên cho nhiệm vụ như thế nào? Sau câu trả lời của ứng viên, HR sẽ nắm được cách tiếp cận của họ với một dự án có vẻ khó mà thực hiện được.

Điểm mấu chốt trong câu trả lời của ứng viên là cách họ lý luận và cả quá trình suy nghĩ. Từ đó HR biết được họ có khoa học không, có nhanh nhẹn và xử lý vấn đề theo hướng tích cực, hiệu quả nhất không?

24. Hãy coi tôi là một khách hàng và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của công ty?

Câu hỏi phỏng vấn này là một “phiên bản nâng cấp” hơn của câu hỏi “ Bạn biết gì về công ty? Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng không chỉ biết được ứng viên đã nghiên cứu về doanh nghiệp như thế nào mà còn có thể kiểm tra năng lực của họ, xem họ có thể thu hút và thuyết phục bạn không.

Những ứng viên từng làm sales hay marketing sẽ rất dễ dàng vượt qua câu hỏi này nếu đã nghiên cứu kỹ  về doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp đang cần tuyển một vị trí làm việc với khách hàng thì qua câu hỏi này, HR có thể đánh giá chính xác cách ứng viên xử lý khó khăn khi giao dịch, làm việc với khách hàng.

25. Nếu bạn có 50.000 đô la, bạn sẽ làm gì để khởi nghiệp?

Câu hỏi phỏng vấn này sẽ kiểm tra độ nhạy bén và sáng tạo trong kinh doanh của ứng viên. Điều này đòi hỏi ứng viên phải suy nghĩ chu toàn về cách tiêu số tiền, các vị trí nhân sự cần tuyển hay những quyết định kinh doanh mang đến cho họ tỷ suất lợi nhuận tốt nhất.

Không nên đưa ra câu hỏi một cách dồn dập
Không nên đưa ra câu hỏi một cách dồn dập

Câu trả lời càng cụ thể càng tốt và qua đó nhà tuyển dụng cũng được nghe những kế hoạch sáng tạo, thú vị của nhiều ứng viên trong câu hỏi này. Từ đó đánh giá, lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng.

>>>Xem thêm: Cách viết & mẫu thư thông báo kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp

Câu hỏi phỏng vấn khả năng học hỏi từ sai lầm

26. Hãy kể về một sai lầm bạn từng phạm phải?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra sự tự nhận thức và khiêm tốn của ứng viên. Ai cũng từng mắc sai lầm nhưng quan trọng hơn cả là hành động và cách xử lý sau đó. Những ứng viên ưu tú sẽ rút ra được bài học quý giá và lấy đó làm động lực để thay đổi, phát triển bản thân thay vì đổ lỗi cho người khác.

27. Lần cuối bạn thay đổi quyết định về một điều quan trọng  là bao giờ?

Câu hỏi thông minh này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra khả năng tự phát triển và thích ứng của ứng viên. Qua đó HR có thể tìm hiểu về sự thay đổi trong niềm tin hoặc tư tưởng của ứng viên. Ví dụ họ đã gặp một trải nghiệm đáng nhớ nào hoặc có một cá nhân nào đó ảnh hưởng đến thế giới quan của ứng viên.

Câu hỏi phỏng vấn về khả năng gắn bó của ứng viên

28. Vì sao bạn nghĩ rằng công việc này tốt hơn công việc trước đây bạn làm?

Khi đối mặt với câu hỏi này, ứng viên có thể có nhiều có thể đưa ra lý do từ bỏ công việc cũ và đưa ra những yếu tố họ cho rằng công việc tại doanh nghiệp của bạn là tốt hơn. Có thể là chế độ lương thưởng, cơ hội thăng tiến, học hỏi hoặc môi trường làm việc,…

Nếu như ứng viên không thể thuyết phục bạn trong câu hỏi này, rất có thể họ đang tìm những công việc liên quan đến kinh nghiệm trước đây. Bạn chỉ là một trong những nhà tuyển dụng đã liên hệ với họ chứ thực tế họ chưa nghiên cứu kỹ về công việc và vị trí tuyển dụng.

29. Bạn nghĩ về môi trường làm việc lý tưởng như thế nào?

Ứng viên dù tài năng nhưng vẫn cần phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thì mới có thể gắn bó lâu dài. Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được xem họ có thoải mái với môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp không.

Những ứng viên tài năng sẽ thể hiện rất xuất sắc
Những ứng viên tài năng sẽ thể hiện rất xuất sắc

Nếu ứng viên cảm thấy môi trường làm việc tốt, dễ dàng hòa nhập hoặc  những điều họ trình bày trùng khớp với doanh nghiệp thì tuyển dụng là quyết định đúng đắn. Tuy nhiên nếu câu trả lời không như HR mong đợi, hãy thử đưa ra vài câu hỏi khác để đánh giá cẩn thận hơn trước khi có quyết định tuyển dụng.

30. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn đã cũ nhưng hiệu quả nó mang lại là điều HR quan tâm. Nếu ứng viên thực sự yêu thích vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp họ sẽ đặt ra vài câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về công việc. Hoặc tìm hiểu sâu về trách nhiệm của mình trong công việc, văn hóa doanh nghiệp, phòng ban làm việc hay định hướng phát triển tương lai của doanh nghiệp.

Ngoài ra, với câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được xem ứng viên có thực sự quan tâm tới công việc không hay chỉ để ý tới lương thưởng và phúc lợi của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá chính xác về ứng viên và đưa ra quyết định tuyển mộ phù hợp.

Chuẩn bị bộ câu hỏi hoàn chỉnh trước buổi phỏng vấn để đạt hiệu quả cao
Chuẩn bị bộ câu hỏi hoàn chỉnh trước buổi phỏng vấn để đạt hiệu quả cao

Với những câu hỏi phỏng vấn ứng viên trên đây, hy vọng có thể giúp nhà tuyển dụng sàng lọc, đánh giá kỹ càng, chính xác về năng lực, trình độ của ứng viên với vị trí tuyển dụng. Để đạt được hiệu quả cao trong buổi phỏng vấn, tốt nhất nên đặt câu hỏi phù hợp để gợi mở cho ứng viên, giúp họ bộc lộ ra suy nghĩ, tài năng của mình.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng muốn tiếp cận được những ứng viên tiềm năng, giỏi về trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong công việc nên lựa chọn các kênh tuyển dụng uy tín như: tuyendung.topcv.vn. Với hơn 7.000.000+ hồ sơ ứng viên thuộc đủ các lĩnh vực, ngành nghề. Đây hứa hẹn là trang tin tuyển dụng miễn phí giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp cận với những ứng viên đáp ứng đầy đủ tiêu chí tuyển dụng đã đưa ra. Hơn nữa, lượng truy cập trên Topcv.vn cũng khá cao khoảng hơn 5.400.000 lượt/tháng giúp nhà tuyển dụng và ứng viên cơ cơ hội gặp nhau cao hơn, nâng cao hiệu quả của quy trình tuyển dụng.