Ngành nhân sự những năm gần đây trở thành nghề hot có mặt trong hầu khắp các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Phòng nhân sự trong doanh nghiệp đảm nhận nhiều nhiệm vụ chứ không chỉ đơn thuần là tuyển dụng nhân sự. Vậy ngành nhân sự gồm những mảng nào? Thu nhập có cao không? Hãy cùng ghé thăm chuyên mục cẩm nang tuyển dụng của tuyendung.topcv.vn để có thêm những thông tin hữu ích ngay dưới bài viết dưới đây nhé!
Nghề nhân sự là gì?
Phòng nhân sự trong doanh nghiệp là một nhóm người chịu trách nhiệm quản lý vòng đời của nhân sự doanh nghiệp với các hoạt động như: tuyển dụng nhân sự, đào tạo hay sa thải nhân viên, quản lý các phúc lợi cho nhân viên.
Công việc của ngành quản lý nhân sự không trực tiếp mang tới lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng lại có vai trò quan trọng. Vai trò của phòng nhân sự cũng vô cùng quan trọng vì nó thuộc nhóm quản lý thành phần chủ chốt của doanh nghiệp, tức là đội ngũ nhân viên.
Ngành nhân sự nói chung và phòng nhân sự nói riêng khi hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt vai trò của mình có thể mang đến những giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Trong đó có tăng cường hiệu quả, thực hiện tốt vai trò và mang đến những giá trị lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp nhờ vào nguồn lực con người.
>>>Xem thêm: Nguồn nhân lực là gì? Vai trò của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp
Ngành nhân sự gồm những mảng nào?
Các mảng công việc của ngành nhân sự gồm có: tuyển dụng, đào tạo, phát triển, các công việc hành chính, lương thưởng và phúc lợi, quản lý, đánh giá hiệu quả, phân tích và báo cáo, quản trị nguồn nhân lực.
Mảng tuyển dụng
Tuyển dụng là vai trò của phòng nhân sự, mỗi HR cần hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, phải đảm bảo rằng các nhu cầu này được đáp ứng khi tuyển dụng vị trí mới.
Ngành nhân sự không đơn giản là đăng tin tuyển dụng trên các trang tin việc làm. Bạn cần phân tích thị trường, tham khảo ý kiến những bên liên quan, quản lý nhân sách. Một số công việc mà nhân viên tuyển dụng cần làm đó là:
- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự và triển khai đồng bộ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của công ty
- Đảm bảo tin tuyển dụng được đăng ở các trang web tuyển dụng nhân sự lớn và phổ biến, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng như TopCV. Nhờ vậy có thể tiếp cận với nhiều ứng viên tiềm năng.
- Lọc CV, tuyển chọn, lưu lại hồ sơ ứng viên tìm việc
- Sắp xếp các buổi hẹn phỏng vấn, tuyển chọn
- Tổ chức các hoạt động, event để thu hút ứng viên tiềm năng
Mảng đào tạo, phát triển
Sau khi tuyển được ứng viên đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, phòng nhân sự tiếp tục đào tạo và huấn luyện nhân viên.
Mảng đào tạo phát triển chủ yếu liên quan tới các hoạt động giáo dục trong doanh nghiệp do phòng Nhân sự tạo ra nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên. Đồng thời qua đó cung cấp thông tin, nội quy, hướng dẫn cách thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tốt hơn.
Quá trình đào tạo, mục đích của nhân viên là phát triển kỹ năng bổ sung và đào tạo về đạo đức nghề nghiệp.
Mảng công việc hành chính
Trách nhiệm hành chính của phòng Nhân sự gồm các công việc quản lý tổng thể đội ngũ nhân viên, thực hiện các chính sách của ban lãnh đạo và điều tra nội bộ khi cần thiết. Cụ thể như sau:
- Sắp xếp, tổ chức, lưu trữ hồ sơ nhân sự
- Cập nhật thông tin nội bộ như: thời gian nghỉ phép, tăng ca, thai sản,…
- Chuẩn bị những tài liệu nhân sự như: hợp đồng lao động, hướng dẫn tuyển dụng mới
- Sửa đổi chính sách của doanh nghiệp
- Liên hệ đối tác bên ngoài như: các nhà cung cấp bảo hiểm, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật
- Báo cáo và trình bày các chỉ số nhân sự
- Giải đáp thắc mắc của nhân viên về các vấn đề liên quan tới ban nhân sự
- Hỗ trợ bộ phận tính lương bằng cách cung cấp thông tin nhân viên có liên quan như: ngày ốm, nghỉ phép, lịch làm việc,..
- Sắp xếp nơi ở khi có du lịch, xử lý biểu mẫu chi phí
- Tham gia vào một số sự kiện nhân sự như: hội chợ việc làm, tổng kết cuối năm,…
>>>Xem thêm: Top việc làm nhân sự HOT nhất hiện nay tại TopCV
Mảng công việc C&B – lương và phúc lợi
Ngoài việc trả lương xứng đáng theo công sức của người lao động, nhân viên mảng phúc lợi – các lợi ích không quy ra tiền mặt, cũng có vai trò quan trọng giúp tạo động lực và giữ chân nhân viên.
Một số công việc mảng C&B phải đảm nhận đó là:
- Tính lương, thuế thu nhập cá nhân, thưởng, phụ cấp cho nhân viên theo tháng
- Lập báo cáo chi phí, bảng lương cho nhân viên hàng tháng, báo cáo thuế thu nhập cá nhân và các báo cáo khác theo quy định
- Xử lý các hoạt động nhân sự, quản lý quyền lợi gồm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế
- Đảm bảo quyền lợi người nước ngoài, đối tác & giám đốc
- Hỗ trợ Giám đốc Nhân sự phát triển, thực hiện khen thưởng, ghi nhận, chăm sóc sức khỏe
- Chuẩn bị dữ liệu, thu thập khảo sát lương
- Quản lý dữ liệu, giấy tờ hồ sơ của nhân viên, hợp đồng lao động, dữ liệu tăng ca, làm thêm giờ
- Hỗ trợ Giám đốc Nhân sự xem xét lương hàng năm, đánh giá hiệu quả, các chương trình thăng tiến
- Hỗ trợ chuẩn bị ngân sách mỗi năm
- Thực hiện công việc khác do quản lý giao phó
- Hỗ trợ HRM trong các dự án của nhóm
>>>Xem thêm: HRM là gì? Vai trò của HRM trong doanh nghiệp
Mảng quản lý, đánh giá hiệu suất
Công việc cụ thể của họ là thiết lập mục tiêu, đưa ra phản hồi liên tục và kiểm tra kết quả. Các mục tiêu cũng được cá nhân hóa cho nhân viên và thay đổi linh hoạt. Qua đó cung cấp cho nhân kết quả theo thời gian chính xác mà họ hoạt động. Qua đó tự điều chỉnh và có động lực để hoàn thành mục tiêu nào đó.
Mảng phân tích và báo cáo dữ liệu nhân sự
Những năm gần đây công tác quản lý nhân sự được nâng lên tầm cao mới, ban lãnh đạo có thể dùng nguồn dữ liệu nhân sự để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Báo cáo dữ liệu nhân sự là những tài khoản được viết ra từ những dữ liệu và thước đo khác nhau, trình bày theo cách dễ hiểu. Phân tích Nhân sự là quá trình kiểm tra, thu thập hiểu biết từ dữ liệu được cung cấp bởi những báo cáo, khám phá các mối liên quan giữa các tập dữ liệu.
Thu nhập của các bộ phận nhân sự
Hiện nay tùy vào kinh nghiệm và vị trí đảm nhận trong doanh nghiệp mà mức lương có sự biến động nhất định. Cụ thể:
Nhân sự mới ra trường
Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thường bắt đầu ở vị trí thực tập sinh nhân sự. Đây là vị trí khởi đầu của nghề với những công việc đơn giản như: chấm công, mua đồ dùng văn phòng phẩm,…
Mức lương cho vị trí này từ 3-5 triệu, nếu thể hiện năng lực tốt hơn, lương có thể cao hơn.
Chuyên viên nhân sự
Họ chịu trách nhiệm với những công việc liên quan tới tuyển dụng, bố trí nhân sự trong doanh nghiệp. Cụ thể: sàng lọc hồ sơ, lên danh sách phỏng vấn, quản lý hồ sơ, chấm công nhân viên trong công ty.
Vị trí này đòi hỏi chuyên viên cần nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý phát sinh những công việc liên quan. Đây cũng là khoảng thời gian để chuyên viên tích lũy kinh nghiệm và chuyển lên các vị trí cấp cao hơn.
Với kinh nghiệm từ 2-5 năm, mức lương của chuyên viên nhân sự từ 8-12 triệu.
>>>Xem thêm: Mô tả công việc chuyên viên tuyển dụng, KPI, mức lương và cơ hội việc làm?
Giám sát nhân sự
Công việc chính của họ là quản lý, giám sát, theo dõi, điều phối các hoạt động của nhân viên cấp dưới trong quyền quản lý của mình. Vị trí công việc này cũng là bước đầu của cấp quản lý với nhiệm vụ giám sát phạm vi nhỏ theo sự phân công của cấp trên. Đồng thời đánh dấu bước phát triển trong nghề lên vị trí cao hơn.
Với kinh nghiệm từ 2-5 năm, mức lương của giám sát nhân sự từ 10-20 triệu/tháng.
Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi
Công việc chính của họ là chấm công, phúc lợi, bồi thường cho nhân viên trong doanh nghiệp. Đây là vị trí cấp quản lý trong mảng nhân sự liên quan tới phúc lợi của người lao động. C&B thường có phòng riêng liên quan tới tiền lương, chế độ của nhân viên trong doanh nghiệp. Vị trí này cũng được đánh giá cao.
Với kinh nghiệm từ 8-12 năm mức lương của Trưởng phòng C&B khoảng từ 20-40 triệu/tháng.
Phó phòng nhân sự
Họ là người xây dựng, sửa đổi, bổ sung các bản mô tả về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị thực hiện những thủ tục về tổ chức nhân sự hay các công việc do Trưởng phòng nhân sự giao phó. Mặc dù là quản lý cấp cao nhưng phó phòng nhân sự chịu sự quản lý từ Trưởng phòng, hỗ trợ công việc cho Trưởng phòng, thay mặt Trưởng phòng giải quyết công việc khi được ủy quyền.
Với kinh nghiệm từ 3-6 năm, lương của phó phòng nhân sự từ 12 đến 30 triệu/tháng.
Trưởng phòng nhân sự
Trực tiếp quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, nhiệm vụ chính của trưởng phòng nhân sự gồm có: lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển, duy trì và quản lý, truyền thông tin,… Vị trí này được đánh giá là cánh tay phải trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Họ chính là người nắm giữ, cân bằng các mối quan hệ, sử dụng nhân lực trong tổ chức sao cho hiệu quả nhất.
Với kinh nghiệm từ 3-8 năm, mức lương của Trưởng phòng nhân sự là từ 15-45 triệu/tháng.
Giám đốc CEO nhân sự
Vị trí này chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai kế hoạch nhân sự tổng thể của doanh nghiệp, kiểm soát số liệu, báo cáo tuyển dụng, đào tạo phát triển, đưa ra các quy chế, chính sách thưởng phạt, đãi ngộ cho nhân viên trong công ty. Vị trí này phổ biến ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Đây cũng là vị trí đỉnh cao của nghề. Muốn đạt tới đòi hỏi người quản lý cần có nhiều năm làm việc, tích lũy kinh nghiệm đồng thời trải qua những vất vả, thăng trầm của nghề.
Với kinh nghiệm từ 10-25 năm, mức lương của Giám đốc CEO nhân sự khoảng từ 30-100 triệu/tháng.
Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp các bạn hiểu rõ về ngành nhân sự, các vị trí phổ biến và mức lương tương xứng. Ngoài ra các doanh nghiệp nếu muốn tuyển dụng các vị trí cho bộ phận Nhân sự của doanh nghiệp nên lựa chọn các nền tảng đăng tin tuyển dụng uy tín như tuyendung.topcv.vn để tiếp cận với nhiều ứng viên tiềm năng, chất lượng.