Employee Turnover là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất

8548
Employee Turnover là gì
Employee Turnover là gì

Trong quá trình thực hiện công tác quản trị nhân lực, sự gia tăng tỷ lệ Employee Turnover luôn là vấn đề khiến nhà quản lý đau đầu. Vậy Employee Turnover là gì? Nguyên nhân và giải pháp để giảm thiểu chỉ số Employee Turnover là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây trong chuyên mục giải pháp tuyển dụng của tuyendung.topcv.vn để có lời giải đáp ngay nhé!

Employee Turnover là gì? Các dạng nhân viên nghỉ việc?

Employee Turnover là gì?

Khi chỉ số Employee Turnover tăng liên tục chính là lúc các doanh nghiệp cần nhìn lại và điều chỉnh nhân sự. Vậy Employee Turnover là gì?

Employee Turnover (hay còn gọi Staff Turnover) là thuật ngữ trong quản trị nhân lực, nghĩa là số lượng nhân sự nghỉ việc trong một doanh nghiệp. Bên cạnh khái niệm Employee Turnover là gì, người ta còn đề cập đến Turnover Rate.

Turnover Rate là tỷ lệ số nhân sự nghỉ việc trung bình một năm tại doanh nghiệp. Từ chỉ số Turnover Rate, nhà quản trị có thể đo lường được tốc độ thay đổi nhân sự tại doanh nghiệp của mình.

Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc gây ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp, nhất là khi nhân sự ấy giữ vai trò trọng yếu trong sự thành công của công ty. Tuy nhiên, Employee Turnover cũng phần nào phản ánh chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, các chính sách nhân sự, lượng công việc có hay không thỏa mãn nhân sự.

Employee-Turnover-la-gi
Employee-Turnover-la-gi

Phân loại dạng nhân sự nghỉ việc?

Đứng từ góc nhìn của doanh nghiệp, có thể chia làm 2 dạng:

  • Nhân viên nghỉ việc tự nguyện: Lý do bắt nguồn từ cá nhân hoặc công ty mà nhân sự quyết định xin nghỉ việc. Trường hợp này, nhân sự sẽ viết đơn xin nghỉ việc, nộp đơn đề xuất nghỉ theo đúng Luật lao động và quy định của doanh nghiệp. 
  • Nhân viên nghỉ việc không tự nguyện: Nhân sự bị sa thải, bị cho thôi việc. Trường hợp này, do nhân sự không đáp ứng được kỳ vọng doanh nghiệp hoặc không tuân thủ đúng quy định, quy chế của công ty.

Đứng từ góc nhìn của nhân viên có thể chia thành 2 khía cạnh:

  • Nhân viên nghỉ việc mong muốn: Có nghĩa công ty muốn cho nhân sự nghỉ để tìm nguồn ứng viên mới thay thế để đem về lợi nhuận và phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp.
  • Nhân viên nghỉ việc không mong muốn: Có nghĩa nhân sự này mang lại lợi nhuận cho công ty. Nếu nhân sự này rời đi sẽ làm ảnh ảnh hưởng tới hiệu suất công việc, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty và doanh nghiệp không mong muốn nhân sự rời đi.

>>>Xem thêm: Bật mí 3 lý do khiến nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ

Nhan-su-bi-sa-thai-bi-cho-thoi-viec
Nhan-su-bi-sa-thai-bi-cho-thoi-viec

9 nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng Employee Turnover

Từ khái niệm Employee Turnover là gì, ở cương vị nhà quản trị doanh nghiệp, tỷ lệ Employee Turnover tăng đều có nguyên nhân. Bạn cần tìm ra nguyên nhân để thấu hiểu và đưa ra chính sách tốt nhất để “giữ chân” nhân sự lâu nhất có thể.

Văn hóa công ty độc hại

Văn hóa công ty thực sự đang là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp. Các hành vi “toxic” tại môi trường làm việc như: nói xấu sau lưng, chia bè phái, đổ lỗi, chèn ép, buôn chuyện hay sự đối xử thiếu công bằng đều là các tác nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng Employee Turnover tăng.

Sự thiếu gắn kết giữa cấp trên và nhân viên cũng là nguyên nhân điển hình khiến cho môi trường làm việc trở nên độc hại. Khi không nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hay lãnh đạo, nhân sự cảm thấy đơn lẻ, thiếu nhiệt huyết với công việc.

Sắp xếp, phân chia công việc thiếu linh hoạt

Sự thật là, hầu hết các nhân sự đều muốn làm việc trong một khung giờ nhất định theo đúng luật Lao Động. Dù bất cứ lý do gì, việc yêu cầu nhân sự làm quá giờ trong một thời gian dài sẽ khiến họ cảm thấy uể oải, chán nản.

Theo số liệu nghiên cứu, có tới 82% nhân viên sẽ trung thành với doanh nghiệp nếu họ được sắp xếp và quy định giờ giấc làm việc hợp lý, linh hoạt. Là nhà tuyển dụng thông thái, bạn nên chú trọng điều này.

Công ty không có hướng đi đúng đắn hoặc cải tiến liên tục

Một trong những lý do khiến tỷ lệ Employee Turnover tăng đó là việc công ty không thể vẽ ra viễn cảnh tương lai rõ ràng. Khi gặp thách thức, ban lãnh đạo không thể đưa ra phương án đối phó kịp thời.

Ngoài ra, một công ty cải tiến liên tục, các kế hoạch đưa ra thiếu rõ ràng và thống nhất cũng sẽ khiến nhân sự nảy sinh những nghi ngờ. Các vấn đề nợ lương, đồng nghiệp bị sa thải, số lượng khách hàng suy giảm… hoàn toàn dễ xảy ra.

Sap-xep-phan-chia-cong-viec-thieu-linh-hoat-la-cac-tac-nhan-truc-tiep-dan-den-tinh-trang-Employee-Turnover-tang
Sap-xep-phan-chia-cong-viec-thieu-linh-hoat-la-cac-tac-nhan-truc-tiep-dan-den-tinh-trang-Employee-Turnover-tang

Không có lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng

Là một người quản trị, bạn cần biết, cơ hội phát triển mà nhân viên tìm kiếm đó là được học hỏi, phát triển bản thân và có một lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Đặc biệt, với nhân viên có tố chất lãnh đạo lại càng mong muốn phát triển và tham vọng thăng tiến rõ ràng. Một khi họ không thấy được cơ hội hoặc tiềm năng phát triển, tình trạng Employee Turnover diễn ra tất yếu, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng

Mức thu nhập là yếu tố nhân viên quan tâm nhất khi đi làm. Doanh nghiệp không muốn trả lương cao, nhân sự lại luôn muốn có một mức lương xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra.

Vì thế, nếu nhân sự không nhận được mức lương và đãi ngộ thỏa đáng thì doanh nghiệp của bạn rất khó giữ chân và thu hút được nhân tài.

>>>Xem thêm: Cách giữ chân nhân tài mà không phải doanh nghiệp nào cũng biết

Không nhận được sự công nhận từ cấp trên, đồng nghiệp

Bất kỳ nhân sự nào đi làm đều mong muốn doanh nghiệp công nhận những thành tựu mà mình đã tạo ra. Đặc biệt với người mới, họ chăm chỉ hơn mức bình thường để có thể cống hiến, chứng minh thực lực.

Đổi lại nếu doanh nghiệp không thể công nhận nhu cầu này, chắc chắn nhân viên sẽ cảm thấy thất vọng, từ đó dẫn đến ý định nghỉ việc. Không nhân viên nào muốn đi làm mà lúc nào cũng có suy nghĩ khi nào nên nghỉ việc nên doanh nghiệp của bạn cần nhìn nhận vấn đề một cách xứng đáng.

Neu-nhan-su-khong-nhan-duoc-muc-luong-va-dai-ngo-thoa-dang-thi-doanh-nghiep-rat-kho-giu-chan-va-thu-hut-duoc-nhan-tai
Neu-nhan-su-khong-nhan-duoc-muc-luong-va-dai-ngo-thoa-dang-thi-doanh-nghiep-rat-kho-giu-chan-va-thu-hut-duoc-nhan-tai

Quy trình tuyển dụng không hiệu quả

Quy trình tuyển dụng rất quan trọng trong doanh nghiệp. Đây là bước quyết định 70% chất lượng nhân viên cho doanh nghiệp.

Nếu bộ phận tuyển dụng mắc sai lầm trong việc đánh giá sai lệch năng lực của nhân sự sẽ dẫn đến tình trạng người mới không thể đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp về yêu cầu công việc, môi trường làm việc. Điều này gây tốn thời gian cho cả hai bên nên là nhà tuyển dụng thông thái, bạn cần cẩn trọng vấn đề này.

>>>Xem thêm: Bật mí 4 nguyên tắc tuyển dụng nhân sự đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Nhân viên căng thẳng quá mức, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Bạn lưu ý, khi giao một khối lượng công việc nặng so với khả năng của nhân sự,  họ rất có thể rời bỏ công ty bất cứ lúc nào. Bởi áp lực công việc đè nặng, họ luôn ở trạng thái mệt mỏi, căng thẳng dẫn tới hiệu suất, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chưa kể, khối lượng công việc quá tải khiến nhân sự không thể cân bằng cuộc sống cá nhân. Là một người quản lý, bạn hãy đảm bảo rằng nhân sự của mình sẽ có một khối lượng công việc cân bằng. Bạn cũng có thể nâng cao trách nhiệm và hiệu suất làm việc của nhân sự bằng việc sử dụng các hình thức như: tăng lương, khen thưởng, thăng chức…

Lãnh đạo chưa quan tâm tới nhân viên

Một cuộc khảo sát của Business Solver cho thấy, 93% nhân viên có khả năng gắn bó lâu dài với công ty nếu cấp quản lý biết quan tâm, đồng cảm và chia sẻ với họ.

Sự quan tâm ở đây không chỉ nằm ở công việc mà còn bao gồm đời sống tinh thần của nhân sự. Nếu bạn là một người lãnh đạo có tâm cần làm được điều này.

Nhan-vien-cang-thang-qua-muc-thieu-can-bang-giua-cong-viec-va-cuoc-song
Nhan-vien-cang-thang-qua-muc-thieu-can-bang-giua-cong-viec-va-cuoc-song

Giải pháp giảm thiểu Employee Turnover cho nhà quản lý

Nắm rõ được vai trò và nguyên nhân dẫn đến Employee Turnover là gì, bạn cần phải đưa ra được biện pháp khắc phục. Đây là những giải pháp giúp giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong doanh nghiệp, nhà quản lý cần đặc biệt chú trọng:

Tuyển dụng đúng người

Chọn đúng người, đúng năng lực và vào đúng vị trí công việc là giải pháp đầu tiên mà nhà tuyển dụng cần làm để giảm tỷ lệ Employee Turnover.

Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng những bài test năng lực, trắc nghiệm tính cách MBTI để nhận định chính xác năng lực của ứng viên. Bên cạnh năng lực, bạn cần đề ra các phương pháp phỏng vấn để hiểu sâu hơn cử chỉ, hành động và thái độ của nhân sự xem họ có thực sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc dành riêng cho nhà tuyển dụng

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Nhân viên là yếu tố nòng cốt đóng góp vào sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì thế khi bạn là một nhà quản lý cần chú trọng việc xây dựng văn hóa công ty.

Hãy biến doanh nghiệp thành mái nhà thứ hai cho nhân sự. Đó là nơi có sự đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với ban lãnh đạo. Điều này giúp các nhân sự có thể phát huy hết năng lực của mình.

Chon-dung-nguoi-dung-nang-luc-va-vao-dung-vi-tri-cong-viec-la-giai-phap-giup-nha-tuyen-dung-giam-ty-le-Employee-Turnover
Chon-dung-nguoi-dung-nang-luc-va-vao-dung-vi-tri-cong-viec-la-giai-phap-giup-nha-tuyen-dung-giam-ty-le-Employee-Turnover

Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Thường xuyên khảo sát mức độ hài lòng của các nhân sự chính là giải pháp tuyệt vời cho nhà quản lý. Thông qua các cuộc khảo sát, bạn sẽ hiểu rõ nhân sự của mình đang mong muốn điều gì, cần sửa đổi gì hoặc thay đổi chính sách gì trong công ty.

Từ đây, người quản lý sẽ cải thiện được các lỗ hổng trong quản trị nhân sự. Người nhân sự sẽ cảm thấy bản thân được lắng nghe. 

Việc khảo sát còn làm tăng sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp. Từ đó giảm thiểu tối đa tỷ lệ nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. 

Trao đổi với nhân sự có ý định nghỉ việc 

Khi doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn với nhân sự có ý định nghỉ việc sẽ giúp cho nhân sự được thỏa lòng bày tỏ ý kiến. Về phía doanh nghiệp sẽ hiểu được nguyên nhân của ý định nghỉ việc là gì. Từ đó, người quản lý có thể lên phương án sửa đổi hoặc thay thế phù hợp.

Nâng cao trình độ quản trị nhân sự 

Bất kỳ người lãnh đạo, quản lý nào cũng cần rèn luyện và nâng cấp kỹ năng điều hành nhân sự. Bởi lẽ không một nhân viên nào muốn làm việc với cấp trên thiếu khả năng lãnh đạo.

Khi bạn nâng cao trình độ quản trị nhân sự sẽ dễ dàng phối hợp với nhân sự, xử lý các vấn đề tinh tế hơn và đặc biệt được nhân viên kính trọng. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng giúp giảm thiểu tối đa nhân viên nghỉ việc ở doanh nghiệp.

Chế độ phúc lợi, lộ trình và mục tiêu cần được quan tâm

Khi lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần cân nhắc chi trả mức lương sao cho phù hợp với công sức mà nhân sự đã bỏ ra. Những chính sách thưởng, chế độ phúc lợi cũng cần được tạo dựng nhằm khích lệ, tăng sự gắn bó của nhân sự với công ty.

Ngoài ra, một công ty có lộ trình và mục tiêu phát triển bài bản sẽ giúp nhân sự dễ dàng nhìn thấy đường hướng tương lai của mình. Hãy chắc chắn rằng lộ trình phát triển đó gắn liền với mọi nhân sự tại doanh nghiệp.

Nhung-chinh-sach-thuong-che-do-phuc-loi-can-duoc-tao-dung-nham-khich-le-tang-su-gan-bo-cua-nhan-su-voi-cong-ty
Nhung-chinh-sach-thuong-che-do-phuc-loi-can-duoc-tao-dung-nham-khich-le-tang-su-gan-bo-cua-nhan-su-voi-cong-ty

>>>Xem thêm: 9 cách tạo động lực cho nhân viên làm việc ngày càng hiệu quả

Bên cạnh tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng Employee Turnover diễn ra; các nhà quản lý, nhà tuyển dụng nên xây dựng các phương án tuyển dụng hiệu quả. Một trong những nền tảng đăng tin tuyển dụng miễn phí hàng đầu hiện nay giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán nhân sự chính là tuyendung.topcv.vn.

Với những con số “biết nói” của tuyển dụng TopCV: 30.000+ ứng viên đang bật chế độ tìm việc; 200.000+ ứng viên tạo mới tài khoản mỗi tháng; 5.500.000+ ứng viên tiềm năng, trong đó có 60% ứng viên có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên và 3.000.000+ lượt ứng viên truy cập hàng tháng. Tuyển dụng TopCV chắc chắn là nền tảng tuyển dụng có lượng truy cập lớn nhất tại Việt Nam tại thời điểm này.

Đặc biệt, nền tảng tuyển dụng TopCV còn sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để kết nối ứng viên và các doanh nghiệp thông qua kênh đăng tin tuyển dụng. Từ đó, doanh nghiệp và ứng viên dễ dàng tìm thấy và kết nối với nhau. 

Tạm kết

Trên đây là thông tin về Employee Turnover là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất dành cho các nhà tuyển dụng, người quản trị doanh nghiệp. Hy vọng những nội dung chia sẻ sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt lượng Employee Turnover. Hãy truy cập vào tuyendung.topcv.vn để có những giải pháp tuyển dụng hấp dẫn nhằm thu hút và chiêu mộ nhân sự chất lượng.

>>>Xem thêm: Top 9 trang web đăng tin tuyển dụng Free, uy tín nhất hiện nay