Dù ở bất kỳ đơn vị nào, quy mô ra sao thì kỹ năng dẫn dắt đội nhóm vẫn có vai trò quan trọng, được người quản lý đặc biệt chú trọng. Vậy trong thời kỳ suy thoái kinh tế, kỹ năng dẫn dắt đội nhóm cần điều chỉnh như thế nào để mang đến hiệu quả cao? Bài viết dưới đây mang đến cho các bạn câu trả lời cụ thể.
Kỹ năng dẫn dắt đội nhóm là gì?
Với những người làm công tác quản lý nhân sự, kỹ năng dẫn dắt đội nhóm là vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để giúp các thành viên làm việc nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều gồm nhiều đội nhóm khác nhau nên cần những người quản lý có tài năng và mưu lược để dẫn dắt nhân viên.
>>>Xem thêm: 10 kỹ năng quản lý con người hiệu quả mà nhà lãnh đạo nào cũng nên biết
Vai trò của kỹ năng dẫn dắt đội nhóm với nhà quản lý
Khi nhà quản lý sở hữu kỹ năng dẫn dắt đội nhóm tốt sẽ thúc đẩy tinh thần hợp tác, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa những thành viên trong nhóm. Nhờ vậy mang đến những giải pháp mới, giải quyết các vấn đề khó khăn.
Một người lãnh đạo giỏi sẽ biết cách tận dụng mọi nguồn lực trong nhóm để hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra. Ngay cả khi đứng trước những vấn đề mang tính cá nhân, nếu có thể giao cho đội nhóm giải quyết vẫn mang tới lợi ích như: tăng khả năng quyết định, nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hoặc đa dạng hóa ở nhiều góc độ. Mỗi thành viên qua những sự việc như vậy cũng có cơ hội thể hiện và hoàn thiện bản thân mình.
Rèn luyện kỹ năng dẫn dắt đội nhóm không những gia tăng chất lượng và hiệu quả công việc mà còn giúp người quản lý cùng nhân viên có sự thăng tiến trong công việc. Ngoài ra đội ngũ nhân viên cấp dưới trong đội nhóm cũng muốn gắn bó lâu dài hơn với những người quản lý có tâm, có tầm và thực sự có tài năng trong cả công việc chuyên môn cũng như trong cách ứng xử với mọi người.
Các kỹ năng dẫn dắt đội nhóm trong thời kỳ suy thoái kinh tế
Sự ảnh hưởng từ dịch bệnh và dấu hiệu đi xuống của nền kinh tế khiến cho tâm lý nhân viên cũng trở nên tiêu cực hơn. Ở cương vị người quản lý cần đứng ra hỗ trợ, khuyến khích, ổn định tâm lý nhân viên. Bởi nếu như không được quan tâm, định hướng đúng lúc nhân viên có thể cảm thấy choáng ngợp, lo âu, căng thẳng.
Khi được quan tâm kịp thời, hỗ trợ tích cực sẽ giúp họ có động lực, niềm tin, nâng cao hiệu suất công việc và ở lại gắn bó cùng doanh nghiệp. Muốn làm được như vậy, nhà quản lý cần tham khảo một số kỹ năng dẫn dắt đội nhóm trong thời kỳ suy thoái kinh tế như:
Đón nhận và thích nghi với thực tế
Những bất ổn của tình hình kinh tế, xã hội có thể khiến nhân viên của bạn lo lắng, bất an và không tập trung vào công việc. Đó có thể là áp lực về tài chính trong gia đình hay công việc đang làm có ổn định không? Liệu rằng công ty có cắt giảm nhân sự hay không?…
Chính vì thế, trong những thời điểm này, doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý nhân sự cần có giải pháp giữ chân nhân tài. Đồng thời có những hoạt động gắn kết nhân viên trong nhóm và các nhóm trong doanh nghiệp bằng việc xây dựng mối quan hệ khăng khít hơn, quan tâm, đồng cảm với nhân viên. Tất cả những điều này giúp nhân viên cảm thấy an tâm và dần thích nghi với sự bất ổn bên ngoài.
Ghi nhận thành tích của nhân viên
Phần lớn nhân viên khi được hỏi đều trả lời rằng: sự công nhận từ người quản lý sẽ tạo động lực và niềm vui cho họ khi làm việc. Đặt trong thời kỳ kinh tế bất ổn, sự ghi nhận từ lãnh đạo sẽ giúp nhân viên gắn bó hơn cùng doanh nghiệp.
Để công nhận thành tích của nhân viên, người quản lý có thể tôn vinh sự chăm chỉ hay hiệu suất công việc mà nhân viên đạt được. Ngoài ra có thể phản hồi lại họ khi được hỏi hoặc nhận báo cáo để nhân viên cảm thấy vững tin hơn, an tâm hơn trong quá trình làm việc.
Luôn có sự kết nối với nhân viên
Những buổi giao tiếp, trò chuyện hay chia sẻ thường xuyên giữa nhân viên với nhà quản lý sẽ tạo nên sự gắn kết nhất định. Trong những buổi thảo luận với nhân viên cần chú ý:
- Nói chuyện rõ ràng về những thông tin bạn đã xác thực được.
- Hỏi nhân viên của bạn xem họ có muốn chia sẻ, giãi bày điều gì không
- Qua đó khám phá những mong muốn của nhân viên và tìm cách xử lý nó nếu có thể
- Đồng thời người quản lý cần giúp nhân viên của mình đưa ra được những giải pháp cụ thể khi họ đang bế tắc hoặc cần những lời khuyên.
Tạo môi trường để nhân viên phát triển
Người quản lý với kỹ năng dẫn dắt đội nhóm tốt sẽ biết cách trao quyền để nhân viên được phát triển khả năng của mình, cho phép họ tìm tòi những ý tưởng mới, được phép sai lầm,… Tuy nhiên những điều này cần trong khuôn khổ nhất định và được kiểm soát cẩn thận.
Bên cạnh đó cũng cần để nhân viên cảm thấy an tâm khi làm việc. Hãy cho họ thấy môi trường làm việc của doanh nghiệp thực sự thoải mái và thân thiện. Nhờ vậy, nhân viên của bạn cũng không sợ bị trách phạt hay thiếu tự tin khi muốn đưa ra ý kiến đóng góp gì trong công việc.
Giao việc cho nhân viên phù hợp
Không đơn thuần là chia đều công việc cho mọi người, để nâng cao thành tích của đội nhóm, người quản lý cần phải hiểu rõ năng lực, tính cách, khả năng làm việc của mỗi thành viên. Từ đó giao cho họ những công việc phù hợp với trình độ, đảm bảo mọi người đều có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp.
Tập trung vào sự nỗ lực và hiệu suất làm việc của nhân viên
Việc đặt nhân viên vào những vị trí quan trọng sẽ khiến họ cảm thấy bản thân mình có giá trị hơn và có động lực cố gắng hết mình trong công việc. Một trong những điều tiên quyết mà người quản lý phải làm được đó là giữ cho thành tích của nhóm luôn ở mức cao hoặc ít nhất vẫn an toàn.
Nếu có thể hãy đưa ra những giải pháp để nhân viên của bạn đạt được thành tích cao hơn, có cơ hội thăng tiến trong công việc. Đây cũng là một giải pháp giữ chân nhân tài hiệu quả cho doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế còn nhiều bất ổn.
Một cuộc khảo sát về sự phát triển nghề nghiệp được tờ Lattie.com thực hiện năm 2021 cho thấy: 76% nhân viên khi được hỏi nói rằng họ có thể từ bỏ công việc hiện tại nếu không thấy được cơ hội phát triển. Ngay cả khi nền kinh tế đang dần suy thoái thì họ vẫn có nhiều lựa chọn khác cho mình.
Để giữ chân nhân tài trong thời buổi kinh tế nhiều biến động, ngoài việc đưa ra phương hướng, tạo niềm tin cho nhân viên, những người làm công tác quản lý cần chú trọng từ khâu tuyển chọn nhân tài.
Ngoài trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, HR phải làm sao tìm kiếm được những ứng viên phù hợp với văn hóa, môi trường làm việc của doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó cần có kế hoạch và quy trình tuyển dụng khoa học, hợp lý, chọn được các kênh tuyển dụng uy tín, chất lượng.
Một trong những giải pháp tuyển dụng tối ưu đang được hơn 150.000 doanh nghiệp và 350.000+ nhà tuyển dụng tại Việt Nam tin tưởng đó là đăng tin tuyển dụng lên nền tảng uy tín như: tuyendung.topcv.vn. Nhờ việc ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo (Toppy AI) trong tuyển dụng, phân tích yêu cầu của nhà tuyển dụng và mong muốn của ứng viên, kết nối HR với những ứng viên phù hợp nhất với công việc và văn hóa doanh nghiệp.
Đặc biệt với kho dữ liệu hồ sơ ứng viên khổng lồ lên tới hơn 5.500.000 hồ sơ, trong đó 60% đã có trên 2 năm kinh nghiệm, là nguồn nhân lực dồi dào cho các doanh nghiệp khi cần tuyển dụng nhân sự.
Khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn
Ngoài việc tạo động lực để nhân viên an tâm làm việc, người quản lý cũng cần khuyến khích nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ. Nếu có thể hãy tạo cơ hội để họ tham gia vào các khóa học về kỹ năng hay chuyên môn. Qua đó giúp nhân viên mở rộng kiến thức mà vẫn làm tốt công việc của mình tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, là người quản lý bạn cũng cần phát triển các kỹ năng của bản thân. Có thể tham gia vào các khóa đào tạo quản lý để có thêm những kinh nghiệm, bí quyết nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của nhóm, khẳng định năng lực dẫn dắt đội nhóm của bản thân.
Là tấm gương tích cực cho nhân viên
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhà quản lý có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới nhân viên. Khi đối mặt với những thử thách, khó khăn trong công việc bạn cần là tấm gương về sự bình tĩnh, mưu lược.
Khi thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình trong công việc, nhân viên của bạn cũng tự rèn luyện được bản lĩnh kiên cường, vững tâm làm việc, nâng cao hiệu suất và tin tưởng vào người quản lý hơn.
Qua bài viết trên đây của chuyên mục Cẩm nang tuyển dụng hy vọng sẽ giúp các nhà quản lý nắm được kỹ năng dẫn dắt đội nhóm. Từ đó không chỉ giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp mà còn nâng cao hiệu suất trong công việc, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững trước thời buổi kinh tế còn nhiều bất ổn và biến động như hiện nay.
>>>Xem thêm: Top 10 trang web tìm kiếm ứng viên miễn phí bạn cần biết