5 dấu hiệu nhận biết ứng viên nói dối trong quá trình phỏng vấn

3243
ứng viên nói dối

Bất kì một doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn tìm kiếm được ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu mà vị trí đang khuyết. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải các ứng viên nói dối hay nói quá về các kinh nghiệm, kĩ năng của bản thân. Cùng tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết ứng viên nói dối trong quá trình phỏng vấn ứng viên qua chuyên mục cẩm nang tuyển dụng của tuyendung.topcv.vn nhé.

Ứng viên nói dối là rất phổ biến?

Đối với các nhà tuyển dụng, việc kiểm tra hồ sơ ứng viên tìm việc, lên lịch và phỏng vấn ứng viên là điều vô cùng quan trọng. Phần lớn ứng viên trước khi ứng tuyển đều có sự cân nhắc về yêu cầu của vị trí có phù hợp với bản thân hay không trước khi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp gặp phải những ứng viên có kỹ năng phỏng vấn tốt nhưng trình độ thực tế không đáp ứng được yêu cầu.

Tình trạng gặp ứng viên nói dối khi phỏng vấn không hề hiếm
Tình trạng gặp ứng viên nói dối khi phỏng vấn không hề hiếm

Có rất nhiều ứng viên chọn cách phóng đại hoặc thậm chí nói dối thẳng thừng về kinh nghiệm của họ để có được công việc họ muốn. Nếu được thuê, hậu quả có thể rất tai hại. Thay thế một nhân viên – ngay cả khi họ chỉ ở đó trong một khoảng thời gian ngắn – rất tốn thời gian, tốn kém và mệt mỏi.

>>>Xem thêm: 5 kiểu tính cách nhân viên mà các công ty startup nên tuyển dụng

Dấu hiệu nhận biết ứng viên nói dối trong quá trình phỏng vấn

Việc chuẩn bị kỹ năng phỏng vấn để nhận biết được các ứng viên nói dối là điều vô cùng quan trọng. Điểm qua 5 dấu hiệu nhận biết ứng viên nói dối trong quá trình phỏng vấn sau:

1. Trả lời vòng vo hoặc không liên quan

Khi các nhà tuyển dụng đặt các câu hỏi liên quan đến vị trí mà ứng viên ứng tuyển, những ứng viên có kinh nghiệm sẽ thường đưa ra câu trả lời ngắn gọn, đầy đủ nhất để ghi điểm trong mắt của đội ngũ tuyển dụng. Ngược lại, nếu không thật sự chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, ứng viên có xu hướng trả lời vòng vo hoặc đưa ra những câu trả lời không liên quan đến câu hỏi.

Ví dụ với một câu hỏi chuyên ngành liên quan đến vị trí tuyển dụng, ứng viên nói dối thường không hoặc tránh sử dụng các từ ngữ chuyên ngành, quy trình hay vai trò mà vị trí đó cần. Khi ứng viên rơi vào tình huống này, nhà tuyển dụng có thể gợi ý cho ứng viên trả lời vào vấn đề chính để xác định xem liệu họ có đang cố tình nói phóng đại thông tin của mình hay chỉ do lo lắng, hồi hộp mà vô tình quên.

Các nhà tuyển dụng cũng có thể lặp lại một câu hỏi tương tự để thử sức ứng viên và đánh giá tính nhất quán về câu trả lời của họ. Qua đó đánh giá đúng được thực lực của ứng viên.

2. Ngôn ngữ cơ thể

Một dấu hiệu mà các nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên có kỹ năng phỏng vấn tốt hay ứng viên nói dối đó là các biểu hiện trên cơ thể ứng viên. Các dấu hiệu cho thấy ứng viên không tự tin hoặc đang nói dối thường gặp phải bao gồm bồn chồn, trợn mắt hoặc tránh giao tiếp bằng mắt trong những câu hỏi quan trọng có thể có nghĩa là người nộp đơn không chắc chắn về câu trả lời của họ.

Những biểu hiện của cơ thể cũng là lời tố cáo ứng viên đang nói dối
Những biểu hiện của cơ thể cũng là lời tố cáo ứng viên đang nói dối

Tuy nhiên, đây cũng có thể chỉ đơn giản là những dấu hiệu cho thấy ứng viên đang lo lắng, vì vậy bối cảnh rất quan trọng. Một ứng viên ngập ngừng nhưng tự tin khi nhìn thẳng vào người tuyển dụng có thể tốt hơn so với một ứng viên liên tục chỉ ra những thành tích nhưng luôn lảng tránh ánh mắt của bạn.

3. Dựa quá nhiều vào thành tích nhóm

Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng cần thiết trong hầu hết môi trường làm việc hiện nay. Nhưng bạn có thể cần cẩn thận với ứng viên chỉ nói về thành tích của họ với tư cách là một phần của nhóm – điều đó cho thấy họ không đáp ứng được yêu cầu công việc như bạn có thể mong muốn.

Đừng để những thành tích nhóm nghe có vẻ ấn tượng làm ảnh hưởng đến ý kiến ​​của bạn mà không tìm hiểu sâu hơn. Khi ứng viên đề cập quá nhiều thành tích nhóm, hãy hỏi họ vai trò cụ thể của họ là gì hoặc yêu cầu họ kể cho bạn nghe về việc họ đã tự làm.

4. Thông tin kinh nghiệm không trùng khớp

Một dấu hiệu đơn giản có thể giúp nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp có thể nhận ra được ứng viên nói dối hay không chính là các thông tin cơ bản trong CV xin việc mà ứng viên đã gửi trước đó.

Ứng viên nói dối có thể không nhớ thông tin đã thêm trong hồ sơ
Ứng viên nói dối có thể không nhớ thông tin đã thêm trong hồ sơ

Khi phỏng vấn, hãy thử cách nhận biết ứng viên nói dối thông qua kiểm tra lại những thông tin ghi trong CV trước đó của ứng viên xem có trùng khớp hay không. Một ứng viên có kinh nghiệm thực tế sẽ đưa ra các câu trả lời trùng khớp với những gì họ viết trong CV. Ngược lại, có không ít ứng viên cố tình nói dối hoặc phóng đại những gì mà họ đã trải qua trong quá trình làm việc trước đây.

5. Kiểm tra các kĩ năng của ứng viên

Đây là một trong những yếu tố giúp xác định xem ứng viên có thể nói dối hay không rất hiệu quả. Hầu hết các ứng viên đều trang trí cho hồ sơ, sơ yếu lý lịch của mình những kỹ năng, kinh nghiệm phong phú mà họ cho rằng sẽ ghi điểm ở nhà tuyển dụng, đặc biệt với các kĩ năng phần mềm.

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra các câu hỏi để kiểm tra trình độ thật sự mà ứng viên có như: kể về tình huống khó khăn nhất đã từng xử lý bằng kĩ năng nào đó, cách xử lý một tình huống giả định, …

Để tránh tình trạng gặp phải ứng viên nói dối, khi sàng lọc hồ sơ ứng viên, cần kiểm tra đánh giá thật kỹ trước khi hẹn phỏng vấn. Tại website đăng tin tuyển dụng tuyendung.topcv.vn, nhà tuyển dụng sẽ được công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp kiểm tra, lựa chọn những ứng viên tiềm năng chính xác nhất. Với hơn 5.500.000 hồ sơ ứng viên, tuyendung.topcv.vn đã và đang là nguồn nhân sự uy tín được hơn 350.000 nhà tuyển dụng và 150.000 doanh nghiệp tin tưởng.

Trên đây là 5 dấu hiệu nhận biết ứng viên nói dối trong quá trình phỏng vấn mà tuyendung.topcv.vn tổng hợp. Hi vọng với những dấu hiệu trên, các nhà tuyển dụng có thể giúp doanh nghiệp sàng lọc, lựa chọn được ứng viên phù hợp, giúp giải quyết vấn đề nhân lực và giúp doanh nghiệp phát triển hơn.