Khi phỏng vấn cần lưu ý gì – 11 Red Flags của ứng viên cần chú ý

3584
Khi phỏng vấn cần lưu ý gì - 11 Red Flags của ứng viên cần chú ý
Khi phỏng vấn cần lưu ý gì - 11 Red Flags của ứng viên cần chú ý

Tuyển dụng sai lầm có ảnh hưởng đến năng suất, thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Vậy, khi phỏng vấn cần lưu ý gì để không gặp phải tình trạng này. Cùng Tuyendung.TopCV.vn tìm hiểu ngay những dấu hiệu “Red Flags” cảnh báo sau đây nhé.

Có đến 85% nhà tuyển dụng thừa nhận công ty họ đã có sự lựa chọn sai lầm trong tuyển dụng (theo REC). Và khi được hỏi sự ảnh hưởng của vấn đề tuyển chọn sai lầm này, 37% câu trả lời là năng suất làm việc bị giảm, 32% câu trả lời rằng họ mất thêm thời gian để tuyển dụng nhân sự khác và 31% cho biết chất lượng công việc của họ bị ảnh hưởng (Theo Careerbuilder UK).

Ứng viên đến không đúng giờ

Sự không đúng giờ là Red Flags đầu tiên HR cần lưu ý đối với câu trả lời cho vấn đề khi phỏng vấn cần lưu ý gì. Một ứng viên tốt nên đến đúng giờ. Và sẽ tốt hơn nếu họ chủ động đến sớm từ 10 đến 15 phút để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn và đảm bảo không làm mất thời gian của HR. 

Đến muộn trong cuộc phỏng vấn ứng viên có thể phản ánh nhiều điều về họ. Nếu không đến đúng giờ, ứng viên có thể không chuyên nghiệp và sẽ đến muộn trong các cuộc họp khác. Điều này cũng có thể cho thấy họ không quan tâm đến hồ sơ công việc. Tuy nhiên, nếu ứng viên có lý do chính đáng, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các dịch vụ tuyển dụng để xác định.

Ứng viên đến không đúng giờ là một Red Flags mà bạn cần lưu ý
Ứng viên đến không đúng giờ là một Red Flags mà bạn cần lưu ý

Không có câu hỏi gì khi kết thúc phỏng vấn

Một ứng viên tốt thường sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn và tìm hiểu sâu về công ty mà mình muốn gia nhập. Điều này không chỉ cho thấy sự quan tâm của ứng viên đến công ty, mà còn giúp họ xác định xem liệu công ty có phù hợp với mình hay không.

Do đó, dấu hiệu cảnh báo tiếp theo trả lời cho câu hỏi khi phỏng vấn cần lưu ý gì với ứng viên chính là họ không hỏi bất kỳ câu hỏi. Nếu ứng viên không có câu hỏi hoặc không có nghi ngờ gì về công việc, điều đó có thể cho thấy họ không có động lực để làm việc tại công ty đó.

Tìm hiểu thêm: Top 10 phương pháp tuyển dụng hiệu quả – tiết kiệm chi phí

Ứng viên phớt lờ nhân viên lễ tân/đồng nghiệp khác

Nếu ứng viên không có những kỹ năng tương tác xã hội cơ bản và không biết cách đối xử tôn trọng với những người xung quanh, đây sẽ là một Red Flags mà HR nên lưu ý. Hãy quan sát cách họ chào hỏi với lễ tân, những đồng nghiệp khác trong doanh nghiệp.

Một ứng viên tôn trọng nhân viên lễ tân và đồng nghiệp của mình cho thấy họ có tinh thần đồng đội và biết làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hành vi coi thường hay phớt lờ người khác sẽ là tín hiệu cho thấy tính cách của ứng viên có thể khó kiểm soát và không thể gắn kết được với đồng nghiệp.

Hãy lưu ý về kỹ năng tương tác xã hội cơ bản của ứng viên
Hãy lưu ý về kỹ năng tương tác xã hội cơ bản của ứng viên

Ứng viên không có sự nhiệt tình

Có những dấu hiệu cho thấy ứng viên không nhiệt tình với buổi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận ra. Một số dấu hiệu đó bao gồm:

  • Không chuẩn bị đầy đủ cho buổi phỏng vấn, không biết rõ về công ty và vị trí ứng tuyển.
  • Không đặt câu hỏi hoặc chỉ đặt những câu hỏi đơn giản, không chủ đề.
  • Trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, không cung cấp thêm thông tin hoặc ví dụ.
  • Không thể giải thích rõ ràng kinh nghiệm làm việc của mình hoặc không có kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Không đưa ra lý do cụ thể vì sao muốn làm việc tại công ty đó.
  • Không gửi thư cảm ơn hoặc không theo dõi lại quá trình tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng cần chú ý đến những dấu hiệu này để có thể đánh giá đúng mức độ nhiệt tình và phù hợp của ứng viên với công ty và vị trí ứng tuyển. Nếu ứng viên không có sự nhiệt tình với công việc, điều này có thể phản ánh rằng họ không sẵn sàng để thực hiện các cam kết lâu dài với doanh nghiệp.

Ứng viên không có sự nhiệt tình có thể biểu hiện rằng họ không quan tâm đến công việc
Ứng viên không có sự nhiệt tình có thể biểu hiện rằng họ không quan tâm đến công việc

Ngôn ngữ cơ thể ứng viên kỳ lạ

Một yếu tố khác mà bạn cần quan tâm đối với vấn đề khi phỏng vấn cần lưu ý gì chính là ngôn ngữ cơ thể của ứng viên. Với dấu hiệu này, bạn có thể quan sát về tư thế, tay, chuyển động của mắt, miệng để dự đoán những trạng thái tâm lý, mức độ quan tâm của ứng viên. Ví dụ một số ngôn ngữ cơ thể cảnh báo của ứng viên mà bạn cần lưu ý như:

  • Người ngửa về sau: Có thể là dấu hiệu họ đang ở trạng thái phòng thủ, không có hứng thú với công việc, buổi phỏng vấn.
  • Ngồi co cụm, gù lưng: Có thể cho thấy họ đang thiếu tự tin vào bản thân.
  • Liên tục gập, duỗi tay, gõ theo nhịp, bắt chéo tay, đung đưa chân: Dấu hiệu của sự bồn chồn, mất kiên nhẫn và mất tập trung. Dấu hiệu này có thể bình thường vào đầu buổi phỏng vấn, nhưng nếu kéo dài, bạn cần lưu ý.
  • Nếu có quá nhiều các thao tác chỉ tay, chặt tay thường xuyên có thể cho thấy ứng viên là người có xu hướng độc đoán.
  • Nheo mắt cho thấy họ đang có sự nghi ngờ, không tin tưởng hoặc thậm chí là thất vọng trong buổi phỏng vấn.
  • Chuyển động của miệng: Mím môi – sự không tán thành, không tin tưởng, cắn môi – căng thẳng, che miệng – thích che dấu cảm xúc,v.vv..
Quan sát ngôn ngữ cơ thể để giúp đánh giá ứng viên hiệu quả hơn
Quan sát ngôn ngữ cơ thể để giúp đánh giá ứng viên hiệu quả hơn

Ứng viên phàn nàn về công ty cũ

Hầu hết các ứng viên đều có thể đã phải làm việc những ông chủ tồi tệ tại một số thời điểm trong sự nghiệp của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là cách mọi người đối phó và vượt qua khó khăn. 

Nếu ứng viên phàn nàn quá tiêu cực về người chủ cũ, điều này có thể cho thấy một thái độ đổ lỗi cho người khác, không chịu nhận trách nhiệm của bản thân của họ. Và đây là một dấu hiệu bạn nên biết để trả lời cho câu hỏi khi phỏng vấn cần lưu ý gì.

Ngược lại, những ứng viên tích cực thường không nói xấu về công ty hoặc đồng nghiệp cũ của họ. Thay vào đó, họ tập trung vào những điều tích cực mà họ học được từ vị trí trước đây của họ, ví dụ như: “Mặc dù tôi rất yêu thích công ty và đồng nghiệp của mình, tôi cần một môi trường lớn hơn để phát triển các kỹ năng mới và có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hơn.”

Hãy lưu ý những ứng viên phàn nàn quá nhiều về công ty cũ
Hãy lưu ý những ứng viên phàn nàn quá nhiều về công ty cũ

Ứng viên rời bỏ công việc cũ vì lý do không hay

Một cách để bạn có thể kiểm tra về Red Flag của ứng viên và giúp giải đáp câu hỏi khi phỏng vấn cần lưu ý gì chính là tìm hiểu lý do vì sao họ rời bỏ công việc cũ. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên, cũng như đánh giá khả năng phù hợp với vị trí tuyển dụng. 

Một ứng viên tốt có thể đưa ra những câu trả lời để tránh sự tiêu cực, thể hiện sự tôn trọng đối với công ty cũ và cố gắng không nói xấu về môi trường mà họ đã làm việc trước đó. Tuy nhiên, hãy cảnh giác với những ứng viên không đưa ra câu trả lời nào hoặc những người đưa ra cùng một câu trả lời cho quá nhiều công việc trước đó. 

Điều này có thể biểu hiện rằng họ đang cố gắng che đậy điều gì đó và họ có thể không phải là người trung thực/thẳng thắn. Đây là những phẩm chất quan trọng để bạn có thể tuyển dụng và phát triển một nhân sự tốt cho doanh nghiệp.

Hãy lưu ý nếu ứng viên đưa ra những lý do rời bỏ công việc cũ quá tiêu cực
Hãy lưu ý nếu ứng viên đưa ra những lý do rời bỏ công việc cũ quá tiêu cực

Ứng viên không thể cung cấp người tham chiếu

Một ứng viên không thể cung cấp thông tin người tham chiếu có thể là một Red Flag mà bạn nên xem xét trong quá trình tìm hiểu về vấn đề khi phỏng vấn cần lưu ý gì.  Kiểm tra tham chiếu là một bước rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng.

Nếu thông tin người tham chiếu không đầy đủ, không chính xác hoặc không tồn tại, nhà tuyển dụng sẽ cần lưu ý. Điều này thường cho thấy khả năng của ứng viên xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, thành công trong vai trò được giao hoặc đóng góp tích cực cho công ty trước đó không tốt.

Ứng viên không rút ra kinh nghiệm từ sai lầm

Khó khăn, các sai lầm là điều mà bất kỳ ai cũng gặp phải trong quá trình làm việc của họ. Tuy nhiên, nếu ứng viên của bạn cảm thấy khó chịu khi nhắc đến những sai lầm và họ không rút ra được bài học gì từ những sai lầm đó, có thể đây sẽ là biểu hiện của việc doanh nghiệp khó có thể huấn luyện, đào tạo họ. 

Ứng viên không thẳng thắn thừa nhận sai lầm là một dấu hiệu HR cần lưu ý
Ứng viên không thẳng thắn thừa nhận sai lầm là một dấu hiệu HR cần lưu ý

Ngược lại, những ứng viên thẳng thắn thừa nhận và rút ra các bài học khác trong sai lầm có thể biểu thị rằng họ sẽ dễ huấn luyện hơn, hợp tác hơn, thoải mái với việc phạm sai lầm/chấp nhận rủi ro và có nhiều khả năng tiếp nhận phản hồi hơn. Do đó, đây cũng là một Red Flag để trả lời cho vấn đề khi phỏng vấn cần lưu ý gì.

Quan tâm đến lợi ích cá nhân quá nhiều

Nếu ứng viên quá quan tâm đến những lợi ích cá nhân mà họ có thể nhận được như lương, thưởng, v.vv.. mà không có bất kỳ sự hứng thú nào để tìm hiểu công việc, đây sẽ là một Red Flag để trả lời cho vấn đề khi phỏng vấn cần lưu ý gì. Điều này có thể biểu thị rằng họ có thể đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên lợi ích của tập thể.

Tìm hiểu thêm: 6 loại toxic employee phổ biến trong tổ chức và cách đối phó

Ứng viên thô lỗ hoặc không trung thực

Những ứng viên thô lỗ, không trung thực nếu được tuyển dụng, họ có thể gây ra ảnh hưởng đến doanh nghiệp về hầu hết tất cả các khía cạnh như năng suất, quy trình, thời gian,… Do đó, đây cũng là một Red Flag để trả lời cho vấn đề khi phỏng vấn cần lưu ý gì.

Bạn có thể lưu ý nhận biết được ứng viên thô lỗ, không trung thực qua những chi tiết như họ có chuẩn bị đầy đủ cho buổi phỏng vấn không (tìm hiểu công việc, trang phục, v.vv..), họ có trả lời đầy đủ và chính xác câu hỏi không, họ có nói dối về kinh nghiệm hay trình độ không, quá trình phỏng vấn thái độ của họ có lịch sự, chuẩn mực không, v.vv..

Trung thực nên là phẩm chất cần được đánh giá cao ở ứng viên
Trung thực nên là phẩm chất cần được đánh giá cao ở ứng viên

Trên đây là bài viết trong chuyên mục Cẩm nang tuyển dụng chia sẻ về 11 dấu hiệu báo động cho vấn đề khi phỏng vấn cần lưu ý gì. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm các ứng viên tiềm năng mới cho doanh nghiệp của mình, hãy truy cập ngay vào TopCV – nền tảng công nghệ tuyển dụng hàng đầu hiện nay.

Tại TopCV bạn có thể kết nối với hơn 6.3 triệu hồ sơ ứng viên với đa dạng trình độ, vị trí và ngành nghề nhanh chóng. Từ đó giúp quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp đại hiệu quả cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Tuyệt chiêu giúp HR tự tin hơn khi phỏng vấn qua điện thoại